Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây
Tạo thêm giống cây “lách lũ” và chịu mặn
Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australian (ACIAR) đã công bố kết quả nghiên cứu 4 năm về các tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó của người dân ở ĐBSCL.
Trong đó có những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực này.
Kết quả nghiên cứu của Dự án CLUES giúp nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trao đổi với NTNN, bà Nguyễn Thị Thanh An- Trưởng đại diện Trung tâm ACIAR cho biết, Dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa, gọi tắt là CLUES” do ACIAR tài trợ từ năm 2011-2015.
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện chính dự án, với sự phối hợp của nhiều đối tác Việt Nam; còn đối tác Australia là Cơ quan Nghiên cứu khoa học CSIRO.
Các công nghệ canh tác lúa được xác định thông qua thí nghiệm thực địa ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ), và được hỗ trợ bằng các bản đồ GIS về tác động của nước biển dâng để đưa ra những can thiệp có chủ đích nhằm duy trì năng suất cao trong các hệ thống lúa.
Kết quả nghiên cứu của dự án CLUES cho thấy, kỹ thuật tưới ngập-khô xen kẽ có nhiều triển vọng trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu để làm giảm phát thải khí metan từ đồng ruộng.
Phát thải khí metan có thể giảm tới 50% khi áp dụng kỹ thuật tưới này.
Ngoài ra, dự án cũng nghiên cứu và chọn tạo được các giống lúa như OM4488, OM4900, OM7347, TLH1, OMCS2009 phù hợp với vùng chịu ngập lũ.
Đặc biệt, các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao và chống chịu mặn tốt như OM4900, OM10252, OM 5629… thích hợp với mô hình lúa-tôm.
Những giống này cho thu hoạch sớm hơn, có thể tránh xâm nhập mặn cuối vụ và có nhiều thời gian để chuẩn bị cho vụ tôm tiếp theo.
“Dự án còn nghiên cứu được tác động của nước biển dâng bằng việc bản đồ hoá các vùng có nguy cơ bị xâm nhập mặn sâu nhất được thể hiện ở độ phân giải cao, trình diễn mô hình theo không gian và theo mùa của nguy cơ lũ và mặn trong tương lai.
Kết hợp với các công nghệ cải tiến, những bản đồ này có thể sử dụng để thay đổi có chủ đích đối với các hệ thống sản xuất lúa ở ĐBSCL” - bà Nguyễn Thị Thanh An cho biết.
Giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu
"Có 3 điểm mới mà Dự án CLUES nghiên cứu chỉ ra được là lập bản đồ các vùng bị nước biển ngập sâu nhất; tạo ra giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ”.Bà Nguyễn Thị Thanh An
Theo ông Châu Minh Khôi (Đại học Cần Thơ): “Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đã và đang phải hứng chịu những tác động lớn của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, dẫn đến xâm ngập mặn trên đồng lúa.
Điều này đe doạ sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo cả nước” - ông Khôi cho biết.
Còn theo TS Reiner Wassman - Giám đốc Dự án CLUES kiêm cán bộ điều phối Chương trình nghiên cứu BĐKH của IRRI, việc kết hợp nhiều lĩnh vực khoa học trong dự án CLUES – bao gồm thuỷ văn, chọn tạo giống, quản lý cây trồng và nghiên cứu kinh tế xã hội – đã đem lại những kết quả rõ ràng về những hiểm hoạ tương lai do nước biển dâng gây ra cũng như những chiến lược ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) tác động xấu của biến đổi khí hậu trong các hệ thống có cây lúa là cây trồng chính ở ĐBSCL.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu từ trước của IRRI cùng các đối tác Việt Nam và Australia, Dự án CLUES nhằm tăng cường năng lực thích ứng của các hệ thống lúa ở ĐBSCL, đồng thời cung cấp cho nông dân và các cơ quan khuyến nông những kỹ thuật và kiến thức giúp cải thiện an ninh lương thực, không phải chỉ của khu vực mà cả thế giới bởi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Dự án CLUES là nghiên cứu có nhiều kết quả giúp cho các nhà quản lý và nông dân khu vực ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.
Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.
Nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần xây dựng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án giảm nghèo theo hình thức chăn nuôi gà thả vườn (dự án) cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn xã Tân Lợi (Đồng Phú).
Trong khi nhiều người đang đau đầu với bài toán trồng - chặt thì ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người phất lên và trở thành tỉ phú nhờ cây cam xoàn. Trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Đen (Sáu Đen - PV) ở ấp 2 của địa phương này.
Bất kể ngày hay đêm, ông Đào Văn Non (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn làm việc với đam mê cháy bỏng.