Nuôi Rắn Lãi Trên 100 Triệu Đồng/tháng

Anh Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), trú tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi mỗi tháng thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ nuôi rắn.
Năm 2010, sau nhiều năm mở quán nhậu tích cóp được một số vốn kha khá, anh Khánh mở trang trại nuôi rắn. Sau khi có được giấy phép của Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tịnh (anh xây dựng trang trại ở huyện Sơn Tịnh), anh mua 15 cặp rắn hổ mang và 25 cặp rắn hổ trâu bố mẹ với giá gần 90 triệu đồng về nuôi. Sau 4 tháng thả nuôi, rắn đã bắt đầu đẻ trứng.
Đàn rắn ngày càng nhiều, anh phải mở rộng diện tích nuôi từ 400m2 lên 800m2, chia thành 150 ô nhỏ. Mỗi ô anh thả nuôi từ 10- 15 con. Sau 75 ngày ấp, trứng rắn bắt đầu nở. Sau 12 tháng nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 1-1,2kg.
Nói về công việc nuôi rắn độc của mình, anh Khánh chia sẻ: “Nghề nuôi rắn độc tuy mới nghe qua nhiều người đã lắc đầu nhưng thực ra nuôi rắn độc lại không quá khó, vì được thuần dưỡng nên chúng rất ít khi tấn công người nuôi, lại rất ít khi dịch bệnh. Thức ăn của rắn là chuột, ếch, nhái nên cũng dễ tìm, hoặc cũng có thể mua”.
Sau 3 năm thả nuôi, hiện tại trang trại của anh đã có hơn 100 con rắn bố mẹ, 500 rắn thương phẩm (đạt trọng lượng từ 1-2,7kg), 500 con rắn con. Trung bình mỗi ngày, quán nhậu của anh Khánh tiêu thụ từ 4 - 5kg rắn thương phẩm. Với giá bán trên thị trường là rắn hổ mang 800.000 đồng/kg, rắn hổ trâu 1,2 triệu đồng/kg, mỗi ngày anh thu lãi 4 triệu đồng từ các món ăn được chế biến từ rắn do mình tự nuôi.
Mọi người có thể học hỏi kinh nghiệm nuôi rắn của anh Khánh qua địa chỉ: Nguyễn Văn Khánh - tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi. Điện thoại: 0989.229.964
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.

Thôn 3, xã Tân Lập (Kon Rẫy) bị thiệt hại lớn nhất với 40ha lúa bị phá rụi. Mật độ ốc gây hại trung bình 20-25 con/m2; cá biệt lên đến 30-40 con/m2. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã xuất kinh phí dự phòng hỗ trợ cho người dân bắt ốc.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại của ông phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang đã xuất sang Nhật Bản hơn 12 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%.