Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Hổ Hèo Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nuôi Rắn Hổ Hèo Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 24/09/2014

Ghé thăm chuồng rắn hổ hèo gần 100 con của anh Lê Văn Phú mới thấy được sự mạnh dạn, siêng năng và quyết tâm làm giàu của một đoàn viên thanh niên. Anh cho biết, anh vừa bán lứa rắn đầu tiên thu lãi 10 triệu đồng và đang nuôi lứa thứ 2, rắn phát triển khá tốt...

Khi được hỏi tại sao anh lại quyết định đầu tư nuôi rắn hổ hèo mà không nuôi các con vật khác? Anh Phú kể cho chúng tôi nghe cái duyên đưa anh đến với việc nuôi rắn: Vô tình một lần đi đến một người bạn chơi ở tỉnh Đồng Tháp thấy mô hình nuôi rắn hổ hèo có hiệu quả kinh tế cao, sờ thử thấy rắn khá hiền lành, không hung hăng như những loài rắn khác; hỏi về kỹ thuật chăm sóc, cách làm chuồng, thức ăn cho rắn... khá đơn giản và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Từ đó, anh nhen nhóm ý định sẽ đầu tư nuôi loại rắn hổ hèo.

Anh Phú mạnh dạn sử dụng nguồn vốn xoay vòng của Xã đoàn cộng với một ít vốn của gia đình mua 50 rắn con về nuôi với giá 200.000 đồng/con. Nhiều lần anh “tới - lui” Đồng Tháp để học hỏi thêm kinh nghiệm, cách thức chăm sóc rắn; đồng thời anh còn tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, cách làm chuồng, cách phòng bệnh và biện pháp để gầy giống trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

Sau 13 tháng chăm sóc, anh Phú tuyển chọn rắn đực và rắn cái không đạt tiêu chuẩn bán ra thị trường với giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ rắn, thương lái đến tận nhà để thu mua.

Anh Phú chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chuồng nuôi rắn: “Chuồng nuôi rắn hổ hèo phải thoáng và sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh vì nếu để bẩn rất dễ sinh bệnh về da, tim mạch. Nếu làm chuồng lưới thì cần tránh ánh nắng trực tiếp, chuồng xi măng thì xây ở khu vực độ ẩm không quá cao và cần tạo các nhánh cây để rắn bò, đu như tự nhiên.

Thức ăn, nước uống cho rắn cần phải tạo máng riêng; mật độ rắn nuôi không quá dày, đảm bảo vừa phải cho rắn vận động. Bên trong chuồng có vỉ tre hoặc vỉ lưới để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn”.

Anh Phú nhẩm tính, để tạo ra 1 kg rắn thịt thương phẩm, người nuôi chỉ tốn khoảng 450.000 đồng (tiền thức ăn và tiền con giống). Bình quân, nếu chăm sóc rắn tốt, đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn thức ăn thì khoảng 10 - 12 tháng rắn có thể đạt trọng lượng 1,5 đến 2kg/con.

Bên cạnh đó, anh Phú còn tuyển chọn những con rắn cái tốt dùng làm rắn giống sinh sản, gầy đàn cho lần nuôi tiếp theo để tiết kiệm chi phí. Hiện tại, 100 con rắn đang nuôi đều do anh tự gầy giống, vì vậy tiết kiệm được khoản chi phí mua rắn con. Anh Phú phấn khởi nói: “Nếu giá đợt này khoảng 600.000 đồng/kg, nuôi suôn sẻ thì 100 con này tôi thu lãi cũng vài chục triệu đồng”.

Anh Phú cho biết thêm: Việc sinh sản của rắn bố mẹ cũng rất tự nhiên, không cần phải có sự tác động nào khác. Tuy nhiên phải tách những con rắn mẹ trong thời kỳ sinh con ra chuồng riêng để đảm bảo quá trình sinh sản diễn ra tốt hơn. Trứng rắn phải được ấp từ 70 - 75 ngày trong môi trường thích hợp thì trứng nở. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà nguồn thức ăn cho rắn cũng khác nhau. Trong giai đoạn rắn nhỏ, nguồn thức ăn chủ yếu là nhái, ếch con…

Khi rắn 6 tháng tuổi có thể sử dụng những loại mồi lớn như cóc, ếch, chuột. Nắm được quá trình cung cấp thức ăn cho rắn nên anh Phú tiến hành nuôi thêm ếch để tự chủ nguồn thức ăn cho rắn và có thể kiểm soát được chất lượng thức ăn cho rắn ở từng giai đoạn. Những lúc ếch sinh sản nhiều, rắn ăn không hết, anh bán cho những hộ có nhu cầu nuôi ếch thương phẩm.

Anh Trương Văn Hơn, Bí thư Xã đoàn Hậu Thành cho biết: “Ngoài vai trò một đoàn viên gương mẫu, tích cực trong các hoạt động của Đoàn, đoàn viên Lê Văn Phú còn chăm lo phát triển kinh tế gia đình, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xoay vòng của Xã đoàn đầu tư vào nuôi rắn hổ hèo, nuôi ếch. Đây là 1 mô hình chăn nuôi hấp dẫn, có giá trị kinh tế cao, đáng được nhân rộng để nhiều đoàn viên khác học hỏi, làm theo”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Quy Trình Chuẩn, Vẫn Chết Nuôi Tôm Quy Trình Chuẩn, Vẫn Chết

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL thời gian qua được các chuyên gia xác định nguyên nhân chính là do thuốc BVTV (nông dân sử dụng để diệt giáp xác) tồn dư trong môi trường.

11/05/2012
Hướng Tới Công Nghệ Chăn Nuôi Không Phân Hướng Tới Công Nghệ Chăn Nuôi Không Phân

Ngày 7/5, tại tỉnh Đồng Nai, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, lần I – năm 2012 với chủ đề “Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Nhiều giải pháp áp dụng chế phẩm sinh học (CPSH)được người chăn nuôi rất quan tâm…

12/05/2012
Bí Đao Khổng Lồ Tăng Giá Bí Đao Khổng Lồ Tăng Giá

Ngày 22.6, ông Phạm Văn Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ (H.Phù Mỹ, Bình Định) cho biết bí đao khổng lồ (40 - 45 kg/quả) trên địa bàn đang được thương lái thu mua với giá 4.000 - 4.500 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

25/06/2012
Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

08/02/2012
Thương Lái Trung Quốc Quịt Nợ Thanh Long Thương Lái Trung Quốc Quịt Nợ Thanh Long

Cả tuần nay, nhiều nông dân ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang mất ăn, mất ngủ vì các thương lái thu mua thanh long bán sang Trung Quốc ôm theo số nợ hàng trăm triệu đồng “bỗng dưng mất tích”.

25/06/2012