Nuôi ong lấy mật trong vườn cao su hai nông dân trúng lớn
Phát triển nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành cơ hội làm giàu cho nhiều nông hộ.
Gắn với nghề nuôi ong lấy mật 3 năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Dương ở ấp 3, xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) đang có 1 trại ong với 400 đàn. Sau nhiều lần tìm địa điểm, từ tháng 1-2015, ông Dương đã chọn vườn cây cao su đang ra lá non của người bà con tại ấp 2, xã Minh Thành để đặt các thùng ong.
Tại đây, nhờ khí hậu tốt, nắng ấm kéo dài, dưới tán lá cao su râm mát, có nhiều lá non nên đàn ong phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng mật tốt. Cứ 8 ngày ông Dương thu mật một lần, với 400 đàn ong, mỗi lần thu được hơn 2,3 tấn mật. Trong năm nay, ông đã thu 9 lần, được hơn 22 tấn mật, với giá bán 40 ngàn đồng/kg mật cho công ty ong mật ở thành phố Hồ Chí Minh, trừ chi phí ông thu hơn 500 triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp 1, xã Nha Bích cũng có 1 trại ong với hơn 300 đàn. Trước đây, gia đình anh đi thả ong trong các rẫy cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đầu năm nay, gia đình anh đã chuyển trại ong về nuôi dưới vườn cao su tại xã. Anh Tuấn cho biết: Nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bột đậu nành và một số phấn hoa.
Chỉ cần biết cho ăn điều độ thì ong sẽ chịu đi lấy mật trên lá cao su. Trong 3 tháng đầu năm 2015, trại ong của anh Tuấn đã thu trên 15 tấn mật, trừ chi phí anh thu hơn 400 triệu đồng và tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Nghề nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì để tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Các cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê... đều là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho ong. Có thể nói, nuôi ong lấy mật muốn thành công người nuôi phải biết di chuyển tùy theo mùa hoa để chọn nơi đặt ong thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…
Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.
Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.
Trang trại tổng hợp của vợ chồng anh Nguyễn Huy Hiên ở ngòi Rằn, khu 1, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ có diện tích 3 ha. Anh đầu tư mô hình chăn nuôi tổng hợp theo phương châm "cuốn chiếu", lấy ngắn nuôi dài. Mỗi năm thu được 7 tấn gia cầm, sử dụng lao động tại chỗ 5 - 6 người.
Hiện nay, nuôi giữ cá lưu đông không chỉ giúp người dân chủ động về nguồn giống chất lượng mà còn tạo điều kiện cho các hộ thâm canh tăng vụ lên 2 - 3 vụ/năm. Vì vậy, ngay khi bước vào đầu mùa rét, các hộ nuôi trồng thủy sản đã có nhiều biện pháp tích cực chăm sóc, chống rét cho cá giống.