Nuôi ong lấy mật trong vườn cao su hai nông dân trúng lớn

Phát triển nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành cơ hội làm giàu cho nhiều nông hộ.
Gắn với nghề nuôi ong lấy mật 3 năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Dương ở ấp 3, xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) đang có 1 trại ong với 400 đàn. Sau nhiều lần tìm địa điểm, từ tháng 1-2015, ông Dương đã chọn vườn cây cao su đang ra lá non của người bà con tại ấp 2, xã Minh Thành để đặt các thùng ong.
Tại đây, nhờ khí hậu tốt, nắng ấm kéo dài, dưới tán lá cao su râm mát, có nhiều lá non nên đàn ong phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng mật tốt. Cứ 8 ngày ông Dương thu mật một lần, với 400 đàn ong, mỗi lần thu được hơn 2,3 tấn mật. Trong năm nay, ông đã thu 9 lần, được hơn 22 tấn mật, với giá bán 40 ngàn đồng/kg mật cho công ty ong mật ở thành phố Hồ Chí Minh, trừ chi phí ông thu hơn 500 triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp 1, xã Nha Bích cũng có 1 trại ong với hơn 300 đàn. Trước đây, gia đình anh đi thả ong trong các rẫy cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đầu năm nay, gia đình anh đã chuyển trại ong về nuôi dưới vườn cao su tại xã. Anh Tuấn cho biết: Nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bột đậu nành và một số phấn hoa.
Chỉ cần biết cho ăn điều độ thì ong sẽ chịu đi lấy mật trên lá cao su. Trong 3 tháng đầu năm 2015, trại ong của anh Tuấn đã thu trên 15 tấn mật, trừ chi phí anh thu hơn 400 triệu đồng và tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Nghề nuôi ong đòi hỏi phải kiên trì để tìm nguồn thức ăn từ thiên nhiên cho ong. Các cây công nghiệp như điều, cao su, cà phê... đều là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho ong. Có thể nói, nuôi ong lấy mật muốn thành công người nuôi phải biết di chuyển tùy theo mùa hoa để chọn nơi đặt ong thích hợp.
Related news

Trao đổi với Dân Việt, TS Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho rằng, sản xuất thực phẩm hữu cơ (TPHC) đang là xu hướng thời thượng.

Nếu liên kết nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp được triển khai nhịp nhàng, không những không lo nông sản thừa đọng mà còn có thể giúp nông nghiệp Việt Nam cất cánh

7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Bộ Tài chính thông báo quyết định cho phép tạm dừng thực hiện Thông tư số 63, trong đó quy định xuất khẩu sắn lát phải chịu thuế suất 5%.

“Với nghề đặt trúm bắt lươn, trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi kiếm được không dưới 10 triệu đồng, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình và nuôi con ăn học”.