Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím Sinh Sản - Mô Hình Mới

Nuôi Nhím Sinh Sản - Mô Hình Mới
Ngày đăng: 29/06/2011

Trong thời điểm giá cả thị trường đang gia tăng, nhất là thức ăn công nghiệp, nên một số nông dân không mặn mà lắm với nghề chăn nuôi heo. Cách nay 5 năm, ông Trần Văn Tam cùng con trai Trần Ngọc Bá, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 20 cặp nhím thử nghiệm.

Việc đầu tư mua con giống, xây dựng trang trại và đăng ký xin thủ tục nuôi động vật hoang dã với cơ quan chức năng được gia đình ông Tư Tam thực hiện nghiêm túc. Đây là mô hình nuôi nhím đầu tiên ở huyện Chợ Gạo

Với những kinh nghiệm học hỏi được qua sách báo và truyền hình, ông quyết tâm tìm ra một cách làm ăn mới, vừa làm vừa học hỏi và đúc rút dần kinh nghiệm. Ban đầu ông cùng con trai mua 1 cặp nhím con giá 15 triệu đồng, đến nay ông đã gầy ra được trên 50 cặp và hiện có 40 cặp bố mẹ, trong đó có những cặp nhím đã đẻ được vài lứa. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt.

Mỗi ngày, ông đều vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Mỗi năm một nhím mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa từ 1 đến 3 con và sau khoảng 3 tháng, nhím con có thể cho xuất chuồng.

Với giá bán hiện tại là 12,5 triệu đồng/cặp, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu được khoảng hơn 100 triệu đồng. So với chăn nuôi heo trong thời điểm hiện tại thì mô hình của gia đình ông khẳng định được ưu thế nổi bật nhờ nguồn thức ăn sẵn có và công chăm sóc ít, dịch bệnh lại ít xảy ra.

Do là loài động vật hoang dã nên nhím mặc dù dễ nuôi, nhưng ông Tư Tam cũng phải chú ý một số điểm như khi chọn giống thì không nên chọn con bố và con mẹ cùng huyết thống, bên cạnh đó, con nhím mẹ mang thai khoảng 6 tháng, trong thời gian này cần cho ăn đầy đủ chất để nhím mẹ có đủ sức khoẻ.

Trên diện tích 2.000 m2 đất vườn, ông Trần Văn Tam cùng con trai chỉ dành 500 m2 đất để xây chuồng trại nuôi nhím, diện tích còn lại ông mua mai về trồng, trong vườn nhà ông có khoảng 30 gốc mai có giá trị từ 10 đến 100 triệu đồng.

Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Giá Trị Con Tôm Tiến Sâu Vào Thị Trường Lớn Nâng Giá Trị Con Tôm Tiến Sâu Vào Thị Trường Lớn

Không chỉ xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau thời gian qua tạo được nhiều bước đột phá về sản lượng mà trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến cũng được đánh giá là hiện đại và ngang tầm với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khi nhìn vào con số chỉ có trên 40% sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của doanh nghiệp, công ty trong tỉnh đạt giá trị gia tăng, còn lại chủ yếu xuất khẩu hàng thô, hàng sơ chế, cho thấy giá trị con tôm hiện vẫn còn thấp so với thực tế.

09/11/2014
Ứng Dụng Vi Khuẩn Tạo Chất Kết Tụ Sinh Học Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Ứng Dụng Vi Khuẩn Tạo Chất Kết Tụ Sinh Học Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.

11/11/2014
Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

12/11/2014
Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

09/11/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

12/11/2014