Nuôi Nhím Sinh Sản - Mô Hình Mới

Trong thời điểm giá cả thị trường đang gia tăng, nhất là thức ăn công nghiệp, nên một số nông dân không mặn mà lắm với nghề chăn nuôi heo. Cách nay 5 năm, ông Trần Văn Tam cùng con trai Trần Ngọc Bá, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi 20 cặp nhím thử nghiệm.
Việc đầu tư mua con giống, xây dựng trang trại và đăng ký xin thủ tục nuôi động vật hoang dã với cơ quan chức năng được gia đình ông Tư Tam thực hiện nghiêm túc. Đây là mô hình nuôi nhím đầu tiên ở huyện Chợ Gạo
Với những kinh nghiệm học hỏi được qua sách báo và truyền hình, ông quyết tâm tìm ra một cách làm ăn mới, vừa làm vừa học hỏi và đúc rút dần kinh nghiệm. Ban đầu ông cùng con trai mua 1 cặp nhím con giá 15 triệu đồng, đến nay ông đã gầy ra được trên 50 cặp và hiện có 40 cặp bố mẹ, trong đó có những cặp nhím đã đẻ được vài lứa. Qua quá trình nuôi thử nghiệm, ông nhận thấy nhím là một loài động vật dễ nuôi, kháng bệnh tốt, thức ăn rất đơn giản, có sẵn trong tự nhiên như chuối, bắp, khoai, bí rợ, củ sắn... là đã đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển tốt.
Mỗi ngày, ông đều vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Mỗi năm một nhím mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa từ 1 đến 3 con và sau khoảng 3 tháng, nhím con có thể cho xuất chuồng.
Với giá bán hiện tại là 12,5 triệu đồng/cặp, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu được khoảng hơn 100 triệu đồng. So với chăn nuôi heo trong thời điểm hiện tại thì mô hình của gia đình ông khẳng định được ưu thế nổi bật nhờ nguồn thức ăn sẵn có và công chăm sóc ít, dịch bệnh lại ít xảy ra.
Do là loài động vật hoang dã nên nhím mặc dù dễ nuôi, nhưng ông Tư Tam cũng phải chú ý một số điểm như khi chọn giống thì không nên chọn con bố và con mẹ cùng huyết thống, bên cạnh đó, con nhím mẹ mang thai khoảng 6 tháng, trong thời gian này cần cho ăn đầy đủ chất để nhím mẹ có đủ sức khoẻ.
Trên diện tích 2.000 m2 đất vườn, ông Trần Văn Tam cùng con trai chỉ dành 500 m2 đất để xây chuồng trại nuôi nhím, diện tích còn lại ông mua mai về trồng, trong vườn nhà ông có khoảng 30 gốc mai có giá trị từ 10 đến 100 triệu đồng.
Hiện nay, nghề nuôi nhím vẫn còn khá mới, thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng do thịt nhím ăn ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản, làm thuốc chữa bệnh, cho thu nhập cao.
Related news

Mấy năm trước, trong chuyến đi Quảng Trạch (Quảng Bình) nghe giới thiệu giống lúa mới, anh Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình (TCTNNQB) cho biết cùng với giống lúa, công ty đang tìm kiếm giống lạc mới nhằm thay thế giống lạc cũ năng suất quá thấp… Bước đầu công ty đã lai tạo được giống SVL1 bắt đầu trồng thử nghiệm...

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Chiều ngày 16/6, “Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông - Tây Nam Bộ 2014” đã diễn ra tại TP.HCM, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và UBND ba tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương kết hợp tổ chức.

Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.

Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.