Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Phúc phát triển ngô đông

Vĩnh Phúc phát triển ngô đông
Ngày đăng: 23/09/2015

Điều này hoàn toàn khác với nhiều địa phương có xu hướng ưu tiên hỗ trợ cho các loại cây vụ đông có giá trị kinh tế cao. Định hướng này nghe có vẻ lỗi thời, nhưng không phải không có lí.

Những ngày này, nông dân Vĩnh Phúc đang hối hả thu hoạch lúa mùa, xuống giống vụ đông. Lúa gặt tới đâu, các loại cây vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương, bầu bí… đã làm bầu sẵn được đưa ra ruộng tới đó.

Nếu như trước năm 2011, diện tích cây vụ đông ở xã Phú Xuân (huyện Bình Xuyên) tụt rất mạnh thì khoảng 3 năm trở lại đây lại tăng trở lại khá ấn tượng.

Bà Lê Thị Hương, Chủ nhiệm HTXNN Phú Xuân so sánh: "Trong các loại cây vụ đông thì khoai tây, ớt và hoa đang nổi lên bởi giá trị kinh tế cao. Cụ thể mỗi sào ớt có thể cho lãi 6 - 7 triệu đồng; khoai tây 2 - 3 triệu đồng, nhất là hoa có thể cho lãi tới 100 triệu đồng/sào.

Trong khi đó, mỗi sào ngô trừ chi phí thường chỉ có lãi 500 nghìn đồng, thấp nhất trong các loại cây vụ đông. Thế nhưng nhiều năm qua, diện tích ngô của Phú Xuân vẫn luôn giữ được ở con số trên 50 ha (trên tổng số 250 ha cây vụ đông toàn xã) và có xu hướng tăng trở lại".

Theo bà Hương, có mấy nguyên nhân khiến diện tích ngô đông vẫn được duy trì ở đây: Một là rủi ro thấp, không lo ngại khâu tiêu thụ. Khoai tây hay ớt, dù lãi cao nhưng không phải lúc nào cũng bán được giá. Đã từng có nhiều đơn vị, DN liên kết SX bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nhưng buộc phải bẻ kèo vì giá đầu vụ cao, giữa vụ thấp…

Nông dân trồng ngô chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi, chỉ khi có giá cao họ mới bán, nếu không thì phơi khô để đó, không lo ế.

Thứ hai, trong bối cảnh SX vụ đông chỉ toàn người già, trẻ con, đầu tư thấp thì ngô vẫn là lựa chọn số một so với các loại cây rau màu, cần công chăm sóc, đầu tư lớn.

Bên cạnh đó, cùng với phong trào chăn nuôi bò thịt, diện tích ngô cũng tăng lên nhanh chóng do nhu cầu làm thức ăn cho bò. Hiện toàn xã có trên 1.000 con bò thịt, trong đó nhiều diện tích ngô đông được thu hoạch non làm thức ăn cho bò.

"Năm nay, cây ngô đông ở Phú Xuân đang mở thêm hi vọng tăng diện tích và năng suất, bởi được tỉnh lựa chọn là một trong các địa phương thí điểm đưa ngô biến đổi gen vào SX với diện tích 15 ha (hỗ trợ 100% giống", bà Hương nói.

“Về giá trị, mỗi kg khoai lang có năm giá ngang 1 kg lúa nên không thể xem thường. Đối với ngô, dù giá trị thấp nhưng đây vẫn là cây trồng chính, có khả năng mở rộng diện tích dễ dàng, không lo áp lực đầu ra, lại có thể đa dạng hóa được mục đích sử dụng. Vì vậy, ngô vẫn sẽ là lựa chọn quan trọng trong các vụ đông tới đây của tỉnh”, ông Dũng cho biết

Theo Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc, diện tích cây vụ đông của tỉnh có giai đoạn đã tụt xuống chỉ còn 17 nghìn ha, tuy nhiên đáng mừng là 2 - 3 năm trở lại đây đã tăng trở lại. Năm 2014 đã lên tới 22,5 nghìn ha, cơ bản phủ xanh diện tích đất 2 lúa (tổng diện tích đất 2 lúa khoảng 28 nghìn ha).

Trong đó, cây ngô đóng góp đáng kể để vực dậy diện tích vụ đông khi tăng hơn 1.000 ha. Ngô vẫn đang là cây trồng chính với diện tích hơn 12 nghìn ha, chiếm gần 60% tổng diện tích cây vụ đông toàn tỉnh. Cơ cấu mục đích SX ngô của Vĩnh Phúc cũng đang ngày càng rất đa dạng, trong đó xu hướng tăng dần các giống ngô nếp, ngô ngọt phục vụ ăn tươi với khoảng 2.000 ha, ngô dày phục vụ chăn nuôi cũng đang mở rộng.

Đặc biệt ở vụ đông 2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách đột phá, đưa ngô biến đổi gen vào SX. Cụ thể, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền giống, 30% tiền thuốc trừ cỏ đối với 150 ha ngô biến đổi gen, thí điểm thực hiện ở tất cả 20 huyện, thị nhằm hạ thấp đầu tư, giảm công lao động cho nông dân.

Trước thềm vụ đông 2015, Vĩnh Phúc đã đề nghị đơn vị cung ứng giống là Cty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp với 20 mô hình tổ chức tập huấn kỹ thuật SX cho toàn bộ nông dân tham gia mô hình. Bên cạnh cây ngô, vụ đông 2015, lần đầu tiên Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc đã thuyết phục được UBND tỉnh đồng ý chính sách hỗ trợ cho cây khoai lang với định mức 32 nghìn đồng/sào đối với khoảng hơn 2.000 ha khoai lang trên toàn tỉnh.

Ông Lê Văn Dũng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc phân tích: Sở dĩ cây vụ đông phủ kín 90% diện tích đất 2 lúa là nhờ các loại cây truyền thống. Sở dĩ tỉnh xác định ưu tiên cho cây ngô, khoai lang, đậu tương bởi đối tượng SX các loại cây này đa số là hộ nghèo, đầu tư thấp, trình độ canh tác thấp.


Có thể bạn quan tâm

Nấm Linh Chi Mở Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Cát Tiên (Lâm Đồng) Nấm Linh Chi Mở Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Cát Tiên (Lâm Đồng)

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

14/01/2015
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Lưới Hiệu Quả Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Lưới

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.

14/01/2015
Hiệu Quả Từ Trồng Xen Canh Ở Nông Trường Cồn Tiên Hiệu Quả Từ Trồng Xen Canh Ở Nông Trường Cồn Tiên

Tuy nhiên, sau vụ trồng mới đó, đợt xen canh vụ ngô đông xuân đầu tiên, mỗi hộ gia đình công nhân tham gia trồng mới có thêm thu nhập 35 triệu đồng/ ha. Thực tế sản xuất đã gợi mở con đường tăng thêm thu nhập khá hiệu quả nên những năm sau lượng người nộp đơn xin vào đơn vị nhận khoán trồng mới ngày một nhiều.”

14/01/2015
Mưa Trái Mùa Gây Thiệt Hại Lúa Vụ 2 Mưa Trái Mùa Gây Thiệt Hại Lúa Vụ 2

Liên tiếp trong những ngày qua, những trận mưa lớn trái mùa trên diện rộng làm cho hơn 360 ha lúa vụ 2 của nông dân thành phố Cà Mau bị ngã đổ. Theo phản ánh của bà con, lúa bị ngã đổ phải cắt bằng tay, với giá lên tới gần 500.000 đồng/công, (so với cắt bằng máy chỉ khoảng 300.000 đồng/công) nhưng không có nhân công để cắt lúa.

15/01/2015
Niềm Vui Của Người Trồng Cây Cà Phê Niềm Vui Của Người Trồng Cây Cà Phê

Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.

15/01/2015