Các giống lúa chịu hạn

Bà Trịnh Thùy Linh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Khánh Hòa cho biết, vụ HT năm 2013 và 2014 Chi cục đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa chịu hạn tại các địa điểm không chủ động nước, cho kết quả khả quan.
Đến năm 2015 Viện BVTV cùng với Chi cục đã kết hợp thực hiện mô hình “Đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn thích ứng cho vùng duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu”.
Sau đó, Viện BVTV cung cấp bộ giống đưa vào khảo nghiệm gồm A17, A35 và LCH37. Các giống này từ lúc gieo đến lúc lúa đứng cái, nước đưa vào ruộng rất hạn chế, chủ yếu đưa nước vào khi bón phân 3 lần đầu, còn lại để ruộng khô nước. Giai đoạn lúa bắt đầu trổ, thực hiện đưa nước vào ruộng lần cuối, sau đó để ruộng khô đến lúc thu hoạch.
Sau một thời gian theo dõi mô hình ngoài đồng ruộng, nhìn chung 3 giống lúa trên đều cho năng suất cao hơn hẳn các giống địa phương, phù hợp với các khu vực không chủ động được nước tưới hoặc thiếu nước SX.
Ông Hiến Văn Long (xã Vạn Thạnh, TP Nha Trang) đã nhận 2 ha tham gia mô hình cho biết, khi bắt đầu gieo sạ đến nay cây lúa vẫn phát triển mạnh, không ảnh hưởng sâu bệnh, lá xanh, năng suất dự kiến trên 70 tạ/ha.
Một trong 30 đại biểu nông dân tham quan mô hình trình diễn, ông Hồ Thạnh (xã Vĩnh Phương, Nha Trang) đánh giá, cả 3 giống đều sinh trưởng phát triển mạnh, đẻ nhánh cao, bông dài và nặng. Còn ông Nguyễn Hoàng, nông dân ở xã Vĩnh Hiệp cho biết, vừa ăn thử cơm thấy gạo dẻo, trắng.
Tuy nhiên, nếu triển khai trồng, bà con vẫn ngại bởi các giống này cho năng suất cao nhưng chất lượng chưa đặc biệt. Hầu hết người dân ở đây đều dùng gạo chất lượng cao nên khi thu hoạch xong rất khó tiêu thụ.
Bà Bùi Thị Ngọc, đại diện Cty Nông Việt Trung (Đắk Lắk) cho biết, đầu năm nay người trồng lúa ở Đắk Lắk đều thiệt hại nặng do các giống không thích ứng nổi với thời tiết nóng khắc nghiệt và tình trạng thiếu nước tưới. Vì vậy Cty rất quan tâm đến buổi hội nghị đầu bờ này.
"Trước kết quả khả quan của mô hình, sau hội nghị Cty sẽ triển khai quảng bá giống lúa này trên Tây Nguyên vì năng suất 3 giống trồng ở Khánh Hòa mà trên 7 tấn/ha thì lên Tây Nguyên chắc chắn sẽ cao hơn nhiều", bà Ngọc nói.
Ông Tào Anh Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa đánh giá cao vai trò nghiên cứu ứng dụng của Viện BVTV trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Để bà con yên tâm đưa vào SX cần khuyến cáo biện pháp phòng trừ dịch bệnh và cần xác định thêm tính phù hợp các giống này đối với từng vùng SX, từng mùa cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Theo nhận định, nguồn cung có khả năng thiếu hụt trong ngắn hạn và đẩy giá phân đạm có thể tăng nhẹ. Lý do là đạm Cà Mau và đạm Ninh Bình đều tạm dừng để bảo dưỡng định kỳ.