Nuôi nhím hết thời
Con nhím đã mang lại nguồn thu cho nhiều người. Còn bây giờ nhím đã hết thời, chuồng trại bỏ hoang…
Thời hoàng kim của nghề nuôi nhím sinh sản kéo dài độ 3 - 4 năm, từ năm 2008 - 2011, tới các huyện Văn Chấn, Nghĩa Lộ (Yên Bái) đâu đâu cũng nghe bàn chuyện nuôi nhím.
Hàng trăm hộ nuôi nhím. Hội Nuôi nhím Văn Chấn - Nghĩa Lộ ra đời, ông Hoàng Đức Thịnh, nguyên GĐ Cty Chè Nghĩa Lộ được bầu làm Hội trưởng.
Nhớ lại những ngày đó, ông Thịnh cười mủm mỉm trong lòng đầy hãnh diện. So với cả chục năm làm giám đốc không mấy người biết tên, khi làm hội trưởng hội nuôi nhím thì điện thoại réo suốt ngày, đêm khuya cũng có người gọi.
Người gọi không chỉ là các hội viên mà khách hàng trong Nam, ngoài Bắc đều gọi. Người hỏi quy cách chuồng nuôi nhím ra sao, cách chăm sóc nhím con như thế nào, người thì hỏi vì sao nhím rụng lông, lại có người hỏi cho nhím ăn hạt nhãn, hạt vải, ổi xanh có bị bệnh không… với hàng trăm câu hỏi.
Ông cười: "Mình là kỹ sư trồng trọt có phải là kỹ sư chăn nuôi đâu, khi người ta hỏi thì mình phải lục tìm các loại sách hướng dẫn nuôi nhím, rồi lên mạng tìm hiểu thêm…
Ngày ấy điện thoại réo suốt ngày đêm, một lát lại có điện thoại nhiều câu hỏi nghe vui lắm. Thú thật, vui hơn cái thời làm GĐ Cty nhà nước.
Khi người ta bán được cặp nhím cũng điện thoại cho biết, có người còn mời vào tận Bà Rịa - Vũng Tàu ăn tiết canh nhím, chi phí đi đường họ chịu. Người chăn nuôi bán được giá là mừng lắm…
Chuồng nuôi nhím bỏ không
Thời đó mỗi đôi nhím sinh sản có giá trung bình giá từ 13 - 15 triệu đồng, có đôi đẹp nuôi bốn năm tháng là đẻ có giá 17 - 18 triệu. Nhím sinh sản nhanh như thỏ, chúng chửa 3 tháng, sau khi nhím sinh con từ 25 - 30 ngày có thể cho nhím phối giống, khi nhím con được hai tháng tuổi thì cai sữa, cách ly khỏi mẹ, một lứa mới lại ra đời.
Mỗi lứa từ 1 - 2 con, có lứa 3 con, một đôi nhím giống chăm sóc tốt một năm đẻ 7 - 8 con. Tính ra mỗi năm một cặp nhím bố mẹ sinh lời cho gia chủ 25 - 30 triệu, còn nhím thịt (những con già không thể sinh sản) cũng bán được 600 - 700 ngàn đồng/kg".
Chính vì nuôi nhím sinh sản mang lại lợi nhuận cao nên gia đình ông Hoàng Đức Thịnh đã gom góp vốn liếng được 300 triệu xây một trại nuôi nhím với hơn 20 ô chuồng.
Ông thành thật: "Nuôi nhím không quá tốn kém, toàn loại hoa quả, rau cỏ người ta bỏ đi. Ví như hạt nhãn, rau cải già, dây khoai lang, bí đỏ, bí xanh…mỗi con một ngày chỉ ăn hết 2.000 đồng.
Những con nhím bị bỏ đói ăn cả lông của nhau
Tính ra mỗi năm gia đình ông xuất bán 35 - 40 đôi nhím giống, giá nhím lúc đó 13 - 15 triệu/đôi, riêng tiền bán nhím giống đã thu về khoảng 400 - 600 triệu đồng.
Bây giờ hội nuôi nhím của ông Hoàng Đức Thịnh không còn mấy người nuôi. Ngay như ông Thịnh cũng để lại 2 đôi nuôi làm cảnh, nuôi cho đỡ nhớ. Toàn bộ 20 ô chuồng nuôi nhím ông chuyển sang nuôi thỏ, trên thì nuôi chim bồ câu. Ông bảo, nuôi thỏ cũng phập phù lắm, mới bán được 40 con cho người ta làm giống thôi…
Mấy năm nuôi nhím ông mua được cả ô tô, chạy tứ tung hết nhà hội viên này sang nhà hội viên khác. Sướng hơn cái thời làm GĐ Cty chè.
Cơn sốt nuôi nhím sinh sản chưa thống kê nhưng có tới mấy trăm hộ, chỉ riêng hội nuôi nhím do ông Thịnh làm chủ tịch đã có 250 hội viên. Nhiều trang trại nuôi nhím lừng danh như gia đình ông Phương Tử Ông, Đinh Văn Đàm, Lộ Liên, Hữu Oanh… nuôi từ 50 - 150 đôi nhím sinh sản.
Trang trại của đình ông Đinh Văn Đàm rộng 1.100 m2 xây dựng khá quy mô tại phường Cầu Thia, TX Nghĩa Lộ. Trang trại nuôi nhím kết hợp nuôi ba ba, khu vực nuôi nhím có 85 ô chuồng, chi phí xây dựng trên 130 triệu, riêng tiền mua nhím giống 1,4 tỷ đồng.
Đầu năm 2011, gia đình ông Đàm bán một lứa nhím giống được 17 đôi, mỗi đôi giá 12 triệu thu về được gần 200 triệu. Sau đó không mấy người hỏi han nữa, thành ra ông phải bán nhím thịt, bán khéo cũng chỉ được 130 - 140 ngàn đồng/kg.
Giá rẻ nhưng ông cũng phải bán tống bán tháo để gỡ lại ít vốn, chứ còn để đến bây giờ cũng chỉ bán được 1 triệu đồng/đôi nhím giống.
Có thể bạn quan tâm
Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).
Sở NN&PTNT Hậu Giang đã có công văn yêu cầu phòng NN&PTNT, phòng kinh tế, ... thành phố tăng cường chỉ đạo các địa phương tuyên truyền đến bà con nông dân đề cao cảnh giác với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc “chích cây” trị bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo nhờ vào mô hình trồng năn bộp kết hợp với nuôi cá tự nhiên.
Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.
Những năm gần đây, để duy trì diện tích đất lúa theo chủ trương của thành phố, tại hầu hết các huyện, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và mở rộng nhiều mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.