Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất khoảng 163.610 tấn đường

Theo nhận đình của ngành mía đường, 6 tháng năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường vùng ĐBSCL và cả nước có khả quan (năng suất mía ổn định, giá bán và tiêu thụ tốt hơn). Tuy nhiên, sản xuất, chế biến đường tại khu vực ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể như: Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, nhất là đối với vùng nguyên liệu (vị trí xây dựng một số nhà máy đường chưa phù hợp, vùng nguyên liệu của nhà máy được quy hoạch trên đất khô cằn, phân tán và đan xen với cây trồng khác nên gặp khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và vận chuyển nguyên liệu).
Công tác giống mía chưa có chuyển biến rõ rệt, thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp… Ngoài ra, trình độ công nghiệp sản xuất đường chưa cao; việc vận dụng để sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm của ngành đường để nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.
Có thể bạn quan tâm

Sáng nay (24/11), tại Hà Nội, Câu lạc bộ Phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay tổ chức buổi Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác.

Chi phí để làm rau VietGap cao, trong khi giá bán không tăng; người tiêu dùng chưa phân biệt được rau VietGap, rau an toàn với các loại rau khác khiến cho việc mở rộng diện tích rau đạt tiêu chuẩn chất lượng trên cả nước gặp nhiều khó khăn.

Ngày 24/11, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam công bố báo cáo “Những làn gió thương mại”, trong đó nhận định Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2050.

Ba năm trở lại đây, chính quyền xã Lay Nưa (thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã đưa mô hình trồng rau sạch giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập ổn định cho các hộ từ 200.000-300.000 đồng/ngày.

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 11/2015, Tiền Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 trước thời hạn một tháng.