Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng

Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng
Ngày đăng: 27/06/2014

Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.

Trong cái nắng gay gắt của những ngày tháng 6, vượt qua quãng đường dài đồi núi gập ghềnh, theo chân ông Nguyễn Hồng Anh- cán bộ Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi chúng tôi đi tham quan trực tiếp mô hình cây cao su mà Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi đang trồng thí điểm tại xã Trà Khê.

Mặc dù đã được nghe ông Nguyễn Hồng Anh giới thiệu sơ qua nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ trước những hàng cao su thẳng tấp, xanh ngắt cả vùng đồi núi rộng lớn dưới cái nắng hè như đổ lửa.

Đứng giữa đồi cao su hơn một năm tuổi, ông Nguyễn Hồng Anh giới thiệu cho chúng tôi về quá trình phát triển cây cao su trên vùng đất Tây Trà. "Trước khi trồng thử nghiệm, Công ty đã thực hiện rất kỹ lưỡng việc khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phân tích các điều kiện liên quan.

Vì thế, cây cao su ở đây phát triển rất tốt, tỷ lệ cây cao su trồng sống đạt 90%. Đặc biệt, cây cao su trồng trên vùng đất Tây Trà này phát triển tốt hơn một số vùng ở các tỉnh phía Bắc"- ông Nguyễn Hồng Anh cho biết.

Minh chứng cho sự phát triển tốt của cây cao su trên đất Tây Trà, ông Nguyễn Hồng Anh phấn khởi cho biết: Sau hơn 1 năm trồng, nhưng cây đã cao hơn 1m, các chỉ tiêu sinh trưởng như số tầng lá, vòng thân, tình hình sâu bệnh hại... đều đáp ứng yêu cầu và vượt các chỉ tiêu theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng để tiếp tục mở rộng nhanh về quy mô diện tích trong thời gian tới của đơn vị.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Tây Trà đã được UBND tỉnh cho chủ trương từ năm 2012 và được chấp thuận của UBND huyện Tây Trà cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi trồng thử nghiệm 200ha cao su trên địa bàn huyện Tây Trà.

Trong năm 2013, với sự nỗ lực quyết tâm trồng mới tại huyện Tây Trà, đơn vị đã trồng được diện tích 70ha tại thôn Hà và thôn Sơn xã Trà Khê. Dự kiến, trong năm 2014 sẽ tiếp tục mở rộng phát triển trồng mới từ 200- 300 ha tại xã Trà Khê và Trà Phong.

Cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhiều mặt như lấy mủ, hạt, gỗ... nên bắt đầu từ những tín hiệu tốt trong việc triển khai thí điểm cây cao su đã mở ra rất nhiều hy vọng cho lãnh đạo và người dân vùng hưởng lợi.

"Không chỉ góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường… mà cây cao su phát triển còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp tại địa phương, đưa cây cao su trở thành cây có ưu thế trong quá trình tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân, thay đổi nhận thức trong việc chuyển cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình địa phương, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững"- ông Đỗ Minh Lâm- Phó Chủ tịch UND huyện Tây Trà kỳ vọng.

Nói về những khó khăn đối với việc trồng cây “vàng trắng” nơi vùng cao Tây Trà, theo báo cáo của công ty, đây là lần đầu tiên dự án phát triển cao su được thực hiện tại huyện miền núi Tây Trà, nơi tập trung sinh sống của bà con đồng bào Cor với nhận thức và tập quán còn nhiều hạn chế nên việc thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo sự đổi mới trong tư duy và nhận thức bà con còn nhiều khó khăn; cùng với đó địa hình giao thông khó khăn, đặc biệt là mùa mưa... nên việc phát triển cây cao su cũng không hề đơn giản.

Mặc dù với những khó khăn bước đầu, song với những triển vọng của cây cao su trên đất Tây Trà cùng với những cơ chế, chính sách khuyến khích có hiệu quả, tin rằng cây cao su sẽ tạo ra sự bứt phá, góp phần giảm nghèo cho huyện nghèo trong tương lai không xa.


Có thể bạn quan tâm

EU Ngưng Nhập Sản Phẩm Sò Điệp, Sò Lông Nỗi Lo Ứ Hàng EU Ngưng Nhập Sản Phẩm Sò Điệp, Sò Lông Nỗi Lo Ứ Hàng

Cồi điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đúng yêu cầu cùng với sản phẩm có chứa độc tố Lipophilic là 2 lý do Liên minh châu Âu (EU) mới khuyến nghị Việt Nam ngưng xuất các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống ngư dân Bình Thuận…

29/09/2014
Các Loài Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô, Sông Gâm Các Loài Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô, Sông Gâm

Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.

29/09/2014
Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

29/09/2014
Giá Cá Bống Tượng “Nóng” Giá Cá Bống Tượng “Nóng”

Theo một số hộ dân nuôi cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau giá cá bống tượng thời điểm này năm trước chưa đến 200 ngàn đồng/kg, làm nhiều hộ nuôi khốn đốn.

30/09/2014
Rau Câu, Nguồn Thu Nhập Ổn Định Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản Rau Câu, Nguồn Thu Nhập Ổn Định Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản

Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.

30/09/2014