Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lươn Trong Bể Xi-Măng Mô Hình Mới Đầy Triển Vọng

Nuôi Lươn Trong Bể Xi-Măng Mô Hình Mới Đầy Triển Vọng
Publish date: Monday. December 9th, 2013

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, ngụ tại ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng. Để thực hiện mô hình này, ông đã đến tận huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh mua giống về nuôi. Bước đầu ông nuôi thử nghiệm chỉ có hai bể xi-măng, diện tích khoảng 12 m2, thả 100 kg lươn giống (mỗi kí-lô-gam khoảng 20 con).

Hiện lươn đang phát triển tốt, sau gần 3 tháng trọng lượng đạt 3-8 con/kg, khoảng nửa tháng nữa ông sẽ xuất bán.

Ông Hoàng cho biết: “Quan trọng nhất là phải xử lý đúng độ pH, trong quá trình nuôi mỗi ngày thay nước và cho ăn hai lần. Nước bơm vào không được nóng quá".

Theo ông Hoàng, thức ăn của lươn là các loài cá tạp rất dễ tìm như cá phi, cá biển mua ở chợ về xay nhuyễn. Bể nuôi lươn có diện tích tốt nhất từ 6-10 m2, thành tường xi-măng cao khoảng 0,8 m, nền lát gạch tàu, có cống thoát nước thuận tiện.

Giữa bể lót 3 lớp sàn tre, mỗi lớp được kê cách nhau bởi một cục gạch ống, tạo khoảng cách cho lươn trú ngụ. Nước trong bể cao khoảng 0,3 m là tốt nhất. Được biết, mô hình được nông dân các tỉnh bạn thực hiện rất thành công.

Ông Phan Tấn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết: “Đây là mô hình triển vọng. Nếu có hiệu quả, Hội Nông dân thành phố sẽ tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân nhân rộng để phát triển kinh tế gia đình”.

Hiện nay, trên địa bàn TP Cà Mau có 4 hộ nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn. Hầu hết đều trong giai đoạn thử nghiệm với diện tích không lớn, mỗi hộ một vài bể, đến thời điểm này lươn nuôi đều phát triển tốt.

Đây là mô hình dễ thực hiện, chỉ cần một diện tích đất nhỏ, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, thu hoạch nhanh, giá trị kinh tế cao. Từ những lợi ích đó, bà con nông dân cần nghiên cứu và thực hiện.


Related news

Giá Heo Mỡ Lại Tăng Giá Heo Mỡ Lại Tăng

Ngày 3-8, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo mỡ (heo từ 110 kg/con trở lên) được thương lái vào nhà dân lùng mua với giá 43 ngàn đồng/kg, tăng 2 ngàn đồng/kg so với ngày 2-8.

Monday. August 5th, 2013
Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc

Đến nay, gia đình chị Phạm Thị Nở ở phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã thu hoạch xong 6.000 m2 lạc vụ đông xuân 2012 - 2013, sản lượng ước đạt hơn một tấn rưỡi. Đây là vụ lạc được mùa nhất từ trước đến nay, với năng suất bình quân khoảng 26 tạ/ha. Nếu giá sản phẩm ổn định như nhiều năm trước thì đây là vụ mùa thắng lợi.

Monday. August 5th, 2013
Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu

Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.

Monday. August 5th, 2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi

Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.

Tuesday. August 6th, 2013
Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.

Tuesday. August 6th, 2013