Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao
Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Anh Phương tâm sự, trước đây anh chỉ nuôi ếch. Nuôi một thời gian, thấy hiệu quả không còn cao, anh quyết định giảm số lượng ếch để chuyển sang nuôi trạch. Theo anh Phương, nuôi trạch không khó, không cần nhiều diện tích. Thức ăn của trạch lúc nhỏ là cám công nghiệp, khi chúng lớn có thể tận dụng những cây cỏ có sẵn hoặc các loại sinh vật phù du trong môi trường nước để nuôi.
Đầu tư ít, không mất nhiều công chăm sóc nhưng trạch phát triển nhanh, hầu như không gặp dịch bệnh. Điều cần chú ý, trạch không chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ ao nuôi từ 28-30 độ là tốt nhất. Lúc đầu anh nuôi thử nghiệm với số lượng ít trên diện tích hơn 500m2 ao. Từ tiền bán trạch, anh đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi. Hiện, mỗi năm anh Phương thu 1 tấn trạch thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 50-70 triệu đồng/năm.
Cùng với nuôi trạch, anh còn nuôi lươn thịt và lươn giống. “Nuôi lươn khó hơn nuôi trạch vì thức ăn chủ yếu của chúng là đồ tươi sống nên tôi nuôi một ao cá nhỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng” - anh Phương cho hay. Mỗi năm anh thu 5 - 7 tạ lươn thịt, bán với giá 150.000 đồng/kg. Còn lươn giống, anh bán khoảng 80.000 con/năm.
Anh Phương cho biết, trừ hết chi phí, tổng thu nhập từ trạch và lươn mỗi năm của gia đình anh khoảng 100 triệu đồng. Không chỉ bán ở thị trường trong nước, lươn, trạch của anh còn xuất bán qua Trung Quốc. Tháng 5.2013, anh đã đấu thầu 0,5ha diện tích đất của xã để mở rộng quy mô chăn nuôi.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trạch, lươn hoặc muốn mua con giống, liên hệ với anh Phương, số điện thoại: 01656.469.692.
Có thể bạn quan tâm
Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.
Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.
Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.