Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiềm Năng Và Giải Pháp Cho Một Số Sản Phẩm Có Lợi Thế Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi

Tiềm Năng Và Giải Pháp Cho Một Số Sản Phẩm Có Lợi Thế Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi
Ngày đăng: 28/10/2014

Tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh đã có tác động lớn giúp các hộ nông dân phát triển.

Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.

Những năm qua, tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển chăn nuôi bò vàng tại các huyện vùng cao núi đá. Bò vùng cao Hà Giang là một trong những loại gia súc quý nằm trong danh sách động vật cấm xuất khẩu của Nhà nước.

Đàn bò của tỉnh tập trung chủ yếu tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, đây là những huyện có tập quán chăn nuôi bò từ lâu đời. Theo số liệu thống kê thời điểm 1.4.2014, tổng đàn bò của toàn tỉnh là 105.851 con, trong đó đàn bò 4 huyện vùng cao núi đá có 80.580 con, chiếm 76,2% tổng số đàn bò toàn tỉnh.

Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của tỉnh hàng năm đều tăng, năm 2010 sản lượng xuất chuồng là 1.398 tấn, đến năm 2013 lên đến 2.093 tấn, cơ cấu giá trị sản phẩm trong ngành chăn nuôi chiếm 7%.

Đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Để phát triển đàn đại gia súc của tỉnh hàng năm công tác trồng cỏ phục vụ chăn nuôi luôn được quan tâm chỉ đạo, diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi của tỉnh hiện có trên 15.000 ha, trong đó từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đã có 10.000 ha cỏ được trồng mới nhằm phục vụ chăn nuôi...”.

Đối với con bò tỉnh ta cũng đã xác định là tập trung phát triển giống bò vàng vùng cao chiếm khoảng 80 đến 85% tổng đàn bò toàn tỉnh tại địa bàn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê. Đưa tỷ trọng của chăn nuôi bò từ 7% trong tỷ trọng của ngành chăn nuôi năm 2013 lên 10% năm 2020. Tăng đàn đến năm 2020 đạt 150.420 con.

Sản lượng thịt hơi đạt 7.500 tấn. Ngoài ra trong thời gian tới tỉnh sẽ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho giống bò vàng vùng cao Hà Giang...

Cùng với chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn đang có xu hướng phát triển theo hướng tập trung, tạo sản phẩm hàng hóa gắn bảo vệ môi trường sinh thái. Theo thống kê, tổng đàn lợn toàn tỉnh năm 2013 là 505.431 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 19.715,5 tấn, cơ cấu giá trị sản phẩm trong ngành chăn nuôi chiếm 52,4%.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 2 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô 2.000 đến 4.000 con. Mục tiêu phát triển đàn lợn đến năm 2020 là đưa tỷ trọng của chăn nuôi lợn từ 52,4% lên 60%, tăng đàn đến năm 2010 đạt 866.220 con, sản lượng thịt hơi đạt 54.400 tấn.

Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, chăn nuôi gia cầm cũng là thế mạnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi của tỉnh. Theo thống kê, tổng đàn gia cầm của tỉnh năm 2013 là 3.861.300 con, sản lượng xuất chuồng là 5.212,8 tấn, cơ cấu giá trị sản phẩm trong ngành chăn nuôi chiếm 27%.

Chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu phát triển chăn nuôi gà, các giống gà được nuôi nhiều như gà ri, gà lông phượng, gà tam hoàng... Ngoài ra người dân ở các vùng cao chủ yếu nuôi các giống gà bản địa như gà mông, gà đen, gà lông xước... là những giống có khả năng thích nghi với điều kiện khi hậu khắc nghiệt, có sức đề kháng cao, chống trị bệnh tốt.

Xét về điều kiện tự nhiên, nguồn cung cấp thức ăn, trình độ dân trí, thị trường tiêu thụ thịt và trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận là rất lớn do đó mà tiềm năng phát triển chăn nuôi gia cầm còn rất lớn. Đặc biệt là việc phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Đối với mô hình này có thể phát triển mạnh tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình và thành phố Hà Giang.

Để khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi hiện nay tỉnh ta cũng đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, đó là hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay các tổ chức tín dụng trên địa bàn với thời gian 24 tháng, mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 100 triệu đồng đối với hộ gia đình và 200 triệu đồng đối với HTX, doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến, kho bảo quản bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân; hỗ trợ công tác cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 03.3.2014, quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có trâu, bò có nhu cầu phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản...


Có thể bạn quan tâm

Lỗ Hổng Thanh Tra Xử Lý Phân Bón Lỗ Hổng Thanh Tra Xử Lý Phân Bón

Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.

21/11/2014
Thị Trường Phân Bón Dồi Dào Thị Trường Phân Bón Dồi Dào

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

21/11/2014
An Giang Chế Biến Cá Tra Giảm Trong 10 Tháng Đầu Năm Nay An Giang Chế Biến Cá Tra Giảm Trong 10 Tháng Đầu Năm Nay

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

21/11/2014
Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

21/11/2014
Vấn Đề Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu Vấn Đề Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

21/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.