Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm

Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 11/02/2014

Những người làm công tác đoàn ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) ai cũng biết chàng thanh niên Nguyễn Thế Thương, Bí thư Đoàn xã Trường Sơn, một người vừa ham mê công tác xã hội, vừa làm kinh tế giỏi.

Sinh năm 1984 trong một gia đình thuần nông ở thôn Chẳm (thôn thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Nam), học xong phổ thông, Nguyễn Thế Thương đã trải qua nhiều công việc để mưu sinh. Đi nhiều, biết nhiều song chàng thanh niên trẻ luôn trăn trở làm gì để có cuộc sống ấm no trên chính quê hương mình, đi làm thuê chỉ là đi để học hỏi mọi người cách làm kinh tế.

Sau nhiều năm bươn chải, năm 2007, qua đọc báo, nghe đài thấy có giống lợn rừng mới được đưa vào nuôi có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với giống lợn nhà, Thương đã vận động bố mẹ vay giúp 15 triệu đồng để nuôi lợn rừng. Những năm đầu giá con giống cao, Thương chỉ có tiền để mua 4 con lợn giống, rồi tự học hỏi kiến thức chăn nuôi.

Thương tâm sự: "Em thấy lợn rừng dễ nuôi, thức ăn của chúng chỉ là rau củ quả trong ruộng vườn, chút khoai sắn trên đồi nên chi phí không cao, đặc biệt là lợn rừng không ăn cám công nghiệp nên có thể coi đây là sản phẩm sạch. Thêm vào đó là chi phí đầu tư làm chuồng trại cũng đơn giản, nền bằng đất và trải rơm vào mùa đông giữ ấm cho chúng lúc ngủ là được, hàng ngày lợn được thả rông”.

Vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm, Thương mạnh dạn cho sinh sản cung cấp giống với giá thấp, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xung quanh cùng nuôi. Hiện nay, Thương có một đàn lợn nái 12 con và một con lợn đực giống. Quy mô trang trại cũng được mở rộng lên đến 3.000m2 để phù hợp với bản tính hoang dã của loài vật nuôi này.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn tích cực tham gia vào phong trào Đoàn thanh niên thôn với cương vị là Bí thư Chi đoàn. Từ khi Thương đảm trách nhiệm vụ này, Chi đoàn thôn luôn hoạt động tích cực, tỷ lệ thu hút thanh niên cao.

Thanh niên tham gia hoạt động đoàn còn được Thương chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lợn giống để chăn nuôi. Với những đóng góp tích cực cho phong trào đoàn ở địa phương, năm 2011, Thương được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đoàn xã Trường Sơn.

Không có thành công nào mà không có mồ hôi, Thương đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất khi năm đầu tiêu thụ còn khó khăn, nay thì khác, người tiêu dùng đã biết đến, ưa chuộng những sản phẩm sạch.

Ngay như Tết Nguyên đán vừa qua, Thương cung cấp ra thị trường khoảng một tấn lợn hơi, với giá bán 130 nghìn đồng/kg, thu về hơn 100 triệu đồng. Nếu tính cả năm 2013, Thương có nguồn thu từ lợn rừng lên đến hơn 200 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cấu Trúc Ngành Lúa Gạo Theo Hướng Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Tái Cấu Trúc Ngành Lúa Gạo Theo Hướng Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh

Thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế triển khai các nghiên cứu và và tham vấn hỗ trợ kỹ thuật của Viện đối với các lĩnh vực của ngành lúa gạo như: Giống, công nghệ sinh học, sản xuất bền vững và chính sách nhằm giúp cải thiện ngành lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập của nông dân.

27/11/2014
Ưu Tiên Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Đối Với Vải Tươi Ưu Tiên Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Đối Với Vải Tươi

Theo đó, cơ quan hải quan bố trí công chức chuyên trách tư vấn giải quyết thủ tục xuất khẩu mặt hàng vải quả tươi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu, giải quyết nhanh các vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu vải tươi. Đây là biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

26/06/2014
Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi

Già làng Hạng Dụng Chúng là công nhân Lâm trường Đặc sản Lai Châu, năm 1989 ông về nghỉ hưu tại bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Về địa phương, ông tham gia các phong trào hoạt động ở địa bàn dân cư, là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã...

26/06/2014
Giải Pháp Phát Triển Cá Tra Bền Vững? Giải Pháp Phát Triển Cá Tra Bền Vững?

Trong những ngày qua cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người nuôi cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó không ít người từng có ao nuôi cá tra trước đây khoanh tay ngồi nhìn vì nợ nần, cạn vốn.

27/11/2014
Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand

Theo Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), ngày 23-6 lô thanh long tươi có khối lượng 900kg đã đến New Zealand bằng đường hàng không và được khách hàng chấp nhận.

26/06/2014