Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm

Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm
Publish date: Tuesday. February 11th, 2014

Những người làm công tác đoàn ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) ai cũng biết chàng thanh niên Nguyễn Thế Thương, Bí thư Đoàn xã Trường Sơn, một người vừa ham mê công tác xã hội, vừa làm kinh tế giỏi.

Sinh năm 1984 trong một gia đình thuần nông ở thôn Chẳm (thôn thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Nam), học xong phổ thông, Nguyễn Thế Thương đã trải qua nhiều công việc để mưu sinh. Đi nhiều, biết nhiều song chàng thanh niên trẻ luôn trăn trở làm gì để có cuộc sống ấm no trên chính quê hương mình, đi làm thuê chỉ là đi để học hỏi mọi người cách làm kinh tế.

Sau nhiều năm bươn chải, năm 2007, qua đọc báo, nghe đài thấy có giống lợn rừng mới được đưa vào nuôi có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với giống lợn nhà, Thương đã vận động bố mẹ vay giúp 15 triệu đồng để nuôi lợn rừng. Những năm đầu giá con giống cao, Thương chỉ có tiền để mua 4 con lợn giống, rồi tự học hỏi kiến thức chăn nuôi.

Thương tâm sự: "Em thấy lợn rừng dễ nuôi, thức ăn của chúng chỉ là rau củ quả trong ruộng vườn, chút khoai sắn trên đồi nên chi phí không cao, đặc biệt là lợn rừng không ăn cám công nghiệp nên có thể coi đây là sản phẩm sạch. Thêm vào đó là chi phí đầu tư làm chuồng trại cũng đơn giản, nền bằng đất và trải rơm vào mùa đông giữ ấm cho chúng lúc ngủ là được, hàng ngày lợn được thả rông”.

Vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm, Thương mạnh dạn cho sinh sản cung cấp giống với giá thấp, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xung quanh cùng nuôi. Hiện nay, Thương có một đàn lợn nái 12 con và một con lợn đực giống. Quy mô trang trại cũng được mở rộng lên đến 3.000m2 để phù hợp với bản tính hoang dã của loài vật nuôi này.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn tích cực tham gia vào phong trào Đoàn thanh niên thôn với cương vị là Bí thư Chi đoàn. Từ khi Thương đảm trách nhiệm vụ này, Chi đoàn thôn luôn hoạt động tích cực, tỷ lệ thu hút thanh niên cao.

Thanh niên tham gia hoạt động đoàn còn được Thương chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lợn giống để chăn nuôi. Với những đóng góp tích cực cho phong trào đoàn ở địa phương, năm 2011, Thương được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đoàn xã Trường Sơn.

Không có thành công nào mà không có mồ hôi, Thương đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất khi năm đầu tiêu thụ còn khó khăn, nay thì khác, người tiêu dùng đã biết đến, ưa chuộng những sản phẩm sạch.

Ngay như Tết Nguyên đán vừa qua, Thương cung cấp ra thị trường khoảng một tấn lợn hơi, với giá bán 130 nghìn đồng/kg, thu về hơn 100 triệu đồng. Nếu tính cả năm 2013, Thương có nguồn thu từ lợn rừng lên đến hơn 200 triệu đồng.


Related news

Làm giàu từ trồng bưởi da xanh Làm giàu từ trồng bưởi da xanh

Cải tạo vườn, chuyển đổi diện tích lúa không chủ động nước tưới sang trồng cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao; có hộ thu lãi 200 - 300 triệu đồng/năm.

Wednesday. October 30th, 2019
Bỏ nghề thiết kế, chàng trai về quê nuôi ếch làm giàu Bỏ nghề thiết kế, chàng trai về quê nuôi ếch làm giàu

Mô hình nuôi ếch của anh Nguyễn Văn Kết, (xã Bắc Phú, Sóc Sơn), là nơi cung cấp ếch thịt và ếch giống cho hơn 13 tỉnh phía Bắc.

Thursday. October 31st, 2019
Lão nông nuôi cá thành công nhờ nhiều lần nằm vật ở bờ ao Lão nông nuôi cá thành công nhờ nhiều lần nằm vật ở bờ ao

Gặp lão nông vào một sáng trời thu, qua trò chuyện, tôi thấy ý chí quyết tâm và sự ham học hỏi toát ra từ người đàn ông với dáng vẻ nhỏ nhắn này.

Friday. November 1st, 2019
Nuôi tôm thẻ chân trắng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ Nuôi tôm thẻ chân trắng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ

Nông dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.

Saturday. November 2nd, 2019
Nhặt lá tre rụng về bán mà thành tỷ phú Nhặt lá tre rụng về bán mà thành tỷ phú

Tỷ phú Đặng Thị Triệu ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là một tỷ phú nổi tiếng, mà bởi thứ nghề đã giúp chị trở nên giàu có: nhặt lá tre

Tuesday. November 5th, 2019