Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Những năm 1995 - 1996, ông Cảnh chủ yếu nuôi lợn thịt. Thời điểm đó, ông nuôi lợn lớn nhanh nhưng khi xuất chuồng, tính kỹ thì lãi vẫn không nhiều, bởi chi phí cao và giá cả thường bấp bênh. Bài học ông rút ra là muốn duy trì nghề này, người chăn nuôi phải chủ động về nguồn giống, thức ăn.
Cùng lúc ấy, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phường phát động, vợ chồng ông quyết định chọn mô hình nuôi lợn nái. Mới đầu, gia đình ông chỉ nuôi 2 – 3 con. Sau vài lứa nuôi, ông thấy nuôi lợn nái có lợi hơn… Đúc kết được kinh nghiệm và nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân phường tổ chức, vợ chồng ông đã nâng dần số lợn nái lên trên 10 con.
Với lượng nái này, mỗi tháng ông xuất 2 - 3 đàn, trừ chi phí, lợi nhuận thu được trên dưới 9 triệu đồng/đàn. Đó là chưa kể phần lợi tiết kiệm mỗi tháng gần 1 triệu đồng chất đốt từ hệ thống hầm biogas. Mức thu nhập này đã giúp gia đình ông có điều kiện nuôi 8 người con học hành đến nơi đến chốn… Hiện 7 người con lớn của ông đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định; chỉ còn một cô con gái đang học năm thứ 3, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Làm kinh tế giỏi, ông Trần Thanh Cảnh là hội viên nông dân tiêu biểu của Chi hội 7. Mặc dù tuổi cao nhưng ông rất tích cực tham gia sinh hoạt hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm; đi đầu các phong trào do Hội Nông dân phường phát động.
Related news

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.

Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.