Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng

Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng
Publish date: Thursday. June 13th, 2013

Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đang đầy triển vọng phát triển.

Kỳ đà là loài động vật hoang dã không nằm trong danh mục cấm khai thác, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật nên số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên bị cạn kiệt do con người săn bắt quá nhiều. Nhận thấy giá trị kinh tế từ nuôi kỳ đà, nhiều người dân trong xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đã đưa con kỳ đà vào nuôi. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn, cho thu lãi cả trăm triệu đồng/năm. Hiện nghề đang lan mạnh ra các địa phương như Yên Lập, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường)...

Ông Phạm Văn Lịch, Chủ nhiệm HTX DV Nông nghiệp Vĩnh Sơn cho biết: trung bình mỗi lứa, gia đình ông nuôi khoảng 100 con, với giá 400 nghìn/kg thịt thương phẩm, trừ chi phí mỗi vụ gia đình ông thu lãi gần 60 triệu đồng. Kỳ đà dễ nuôi, vốn ít, lời cao, có thể tận dụng diện nhỏ để nuôi. Nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không khó. Thức ăn đơn giản chỉ là cóc, ếch nhái, gà vịt, tôm cá, thịt lợn, thịt động vật loại nhỏ...giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là thuốc phòng ngừa bệnh táo bón. Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da).

Kỳ đà tuy dễ nuôi nhưng không thể nuôi quanh năm vì chúng không chịu được lạnh. Trong thời tiết lạnh, kỳ đà không chịu ăn, dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, mỗi năm người dân chỉ nuôi được một lứa, bắt đầu nuôi từ đầu tháng 4, sau 3 - 4 tháng khi trọng lượng gấp 2 - 3 lần (khoảng 3 - 3,5 kg) thì xuất bán. Nuôi kỳ đà cần phải chú ý đảm bảo vệ sinh chuồng trại, không để nguồn nước uống của chúng bị nhiễm bẩn vì kỳ đà dễ mắc một số bệnh như: viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da...

Ông Hạ Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết: xã Vĩnh Sơn đã thu hút được 50% hộ nuôi kỳ đà, mỗi năm nhập hàng chục tỷ đồng. Hiện thịt kỳ đà rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, khách sạn và không đủ cung cấp cho thị trường. Xã đang khuyến khích người dân phát triển mạnh việc nuôi kỳ đà để tạo vùng hàng hóa lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ...


Related news

Bệnh Chổi Rồng Càng Quét Thủ Phủ Nhãn Bệnh Chổi Rồng Càng Quét Thủ Phủ Nhãn

Hàng nghìn hộ nông dân trồng nhãn ở khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đang điêu đứng vì bệnh chổi rồng liên tục tấn công vườn nhãn ngay ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến 80,90% báo hiệu một mùa vụ thất thu nghiêm trọng

Saturday. August 20th, 2011
Bi Kịch IR50404 Bi Kịch IR50404

Lúa ĐX ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Dù trên nhiều cánh đồng lớn chưa gặt rộ, mới vào khúc dạo đầu nhưng ẩn số lúa IR50404 đã dần lộ diện. Có nơi gần cả huyện trồng độc nhất giống lúa này, nay bán ra gặp lúc lúa rớt giá than vãn hết lời.

Wednesday. February 22nd, 2012
Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu Nuôi Kỳ Đà Cơ Hội Làm Giàu

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Tuesday. August 23rd, 2011
Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Lúa Nương Sang Ngô Đồi Ở Yên Bái

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Sunday. July 29th, 2012
Nuôi Cá Lồng Vượt Quy Hoạch Ở Vụng Nghi Sơn - Tiềm Ẩn Nguy Cơ Dịch Bệnh Nuôi Cá Lồng Vượt Quy Hoạch Ở Vụng Nghi Sơn - Tiềm Ẩn Nguy Cơ Dịch Bệnh

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

Friday. August 3rd, 2012