Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi kết hợp, giảm thiểu rủi ro cho nuôi tôm

Nuôi kết hợp, giảm thiểu rủi ro cho nuôi tôm
Ngày đăng: 07/05/2015

Cụ thể, để khôi phục những vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, mô hình nuôi ghép, nuôi kết hợp là giải pháp kỹ thuật được khuyến cáo áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Hiệu quả của giải pháp này đã được chứng minh ở các vùng nuôi tôm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Đông Nam Á, các nước như Indonesia đã áp dụng mô hình tôm - cá rô phi, Thái Lan đã áp dụng mô hình tôm - cá măng và cua lột, Philippine đã áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi giúp giảm thiểu mầm bệnh và nhờ đó mà khôi phục lại nghề nuôi tôm.

Tuy nhiên, một số cán bộ địa phương còn lo ngại về hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp vì cho rằng năng suất nuôi không cao và chi phí đầu tư thức ăn sẽ tăng, từ đó dẫn đến kém hiệu quả nuôi. Tuy nhiên, GS Kevin Michael Fitzsimmon cho biết, mô hình này không chỉ giúp giảm mầm bệnh trong môi trường ao nuôi mà năng suất các sản phẩm tạo ra từ mô hình rất ấn tượng.

Cụ thể, mô hình thử nghiệm (trong điều kiện hoàn hảo) nuôi TTCT từ nguồn nước ao nuôi cá rô phi tại Thái Lan cho năng suất tôm nuôi lên đến 20 tấn/ha và cá rô phi đến 60 tấn/ha.

Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng nhiều cách nuôi ghép, nuôi kết hợp như nuôi cá trong ao lắng, nuôi cá trong lồng trong ao tôm, nuôi cá thả chung với tôm trong ao, hoặc mô hình kết hợp dùng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm, rồi lấy nước nuôi tôm để trồng rong biển.

Tại Việt Nam, một số người nuôi cũng đã dùng cá rô phi để xử lý nước trong ao lắng cung cấp nước cho ao tôm mang lại hiệu quả cao, thiết thực bởi, cá rô phi có tập đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ trong ao, từ đó giúp giảm lượng chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sự phát triển các loại tảo có lợi. Ngoài ra, cá rô phi còn có tác dụng tiêu diệt một số vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ăn cả xác tôm chết, từ đó giúp hạn chế sự lây lan mầm bệnh trong ao nuôi.

Tags: nuoi tom ket hop, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

Khai thác thế mạnh vùng triều, nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững Khai thác thế mạnh vùng triều, nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

29/08/2015
Nuôi tôm, cua lãi 900 triệu đồng/năm Nuôi tôm, cua lãi 900 triệu đồng/năm

Anh Nguyễn Văn Mỹ ở xã Hoà Tâm (huyện Đông Hoà, Phú Yên) có 12 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi thu hoạch tôm, đến mùa mưa anh lại nuôi “mót” vụ cua. Năm 2014 thu lãi gần 900 triệu đồng.

29/08/2015
Giàu nhờ nuôi cá chép giòn Giàu nhờ nuôi cá chép giòn

Cá chép giòn nuôi trên sông ít hao hụt, lớn nhanh. Mỗi năm, nhờ nuôi cá chép giòn trên sông, ông Nguyễn Văn Chiến (ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.

29/08/2015
Nhiều nông dân thoát nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản Nhiều nông dân thoát nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

29/08/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi rắn ri voi Làm giàu từ mô hình nuôi rắn ri voi

Dự kiến trong năm 2014 này, ông Chín Sơn sẽ có thu nhập hơn 500 triệu đồng từ việc bán rắn.

29/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.