Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún
Nhưng theo phản ánh của cả doanh nghiệp và nông dân, những chính sách này vẫn chưa đi vào thực tế. Đây cũng là một rào cản cho việc ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
* Khó tiếp cận gói hỗ trợ
Ông Lâm Thanh Đức, một trong những chủ trại chăn nuôi gà tại huyện Xuân Lộc đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Đây là giai đoạn cạnh tranh bằng công nghệ. Chính vì vậy, tôi quyết định đầu tư dây chuyền chăn nuôi gà đẻ trứng tự động với công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản hiện nay.
Tôi mất cả năm trời làm hồ sơ để tiếp cận các gói vay hỗ trợ nhưng rồi đành bỏ cuộc”. Cụ thể, với gói vay theo Quyết định 68 về cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, khi đối chiếu vào danh mục máy móc được hỗ trợ quy định trong thông tư hướng dẫn thì chỉ có vài loại máy riêng lẻ thuộc danh mục, Công ty Thanh Đức lại nhập nguyên chuỗi thiết bị nên không được hỗ trợ. Nghị định 210 ưu đãi vốn cho đầu tư ứng dụng công nghệ cao lại yêu cầu giấy chứng nhận thiết bị này là công nghệ cao thì mới đủ điều kiện vay, nhưng hiện chưa có bộ, ngành nào có chức năng chứng nhận điều này.
Cũng nói về những điểm bất cập trong tiếp cận vốn, đại diện Hợp tác xã Đồng Thuận (huyện Tân Phú) cho rằng hiện nông dân rất quan tâm vay vốn ưu đãi để đầu tư máy móc; đầu tư sản xuất chuyên canh theo mô hình cánh đồng lớn, nhưng hồ sơ vay vốn đòi hỏi phải lập dự án và đủ loại giấy tờ, thủ tục khác nhau. Nông dân lại rất lúng túng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nên chưa có cơ hội tiếp cận những chương trình ưu đãi. Một số xã viên của hợp tác xã cũng rất khó trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp vì dù vay tín chấp thì nông dân vẫn phải thế chấp sổ đỏ. Bà con có đất nhưng địa phương chậm trong cấp sổ đỏ nên dù có nhu cầu vay vốn nhưng không có cơ hội.
* Cần thoát cơ giới hóa hộ gia đình
Theo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh có trên 9,2 ngàn máy làm đất các loại, đáp ứng trên 90% diện tích đất và khoảng gần 2,63 ngàn máy thu hoạch và máy xay xát, đáp ứng trên 65% nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, đa phần máy móc, thiết bị trên đã qua sử dụng, chỉ đáp ứng quy mô sản xuất hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch còn hạn chế, nhất là với các cây trồng có chiều cao, tán rộng tỷ lệ cơ giới hóa hầu như bằng không.
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, nhận xét: “Số lượng máy móc nông dân đầu tư còn quá hạn chế so với hàng trăm ngàn hécta đất sản xuất nông nghiệp có thể ứng dụng máy móc. Liên kết hình thành vùng chuyên canh, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn để ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh là yêu cầu rất cấp bách trong giai đoạn hội nhập hiện nay”. |
Ông Trần Quang, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc), cho biết hợp tác xã vừa đầu tư chiếc máy thu hoạch cho ra hạt bắp ngay trên cánh đồng, góp phần giảm cả triệu đồng chi phí nhân công trên 1 hécta so với cách làm truyển thống. Do hợp tác xã đã hình thành được vùng chuyên canh trồng bắp trên cánh đồng rộng hơn 150 hécta nên rất thuận tiện ứng dụng máy móc vào sản xuất.
Hợp tác xã cũng ký được hợp đồng cung cấp hạt bắp khô cho doanh nghiệp với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường. “Chúng tôi đang tính đường phối hợp với những hợp tác xã, câu lạc bộ trồng bắp khác để nhân rộng diện tích ứng dụng cơ giới hóa, tăng sản lượng để đáp ứng được những đơn hàng lớn” - ông Quang nói.
Ông Trần Văn Ngà, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường La Ngà (huyện Định Quán), cũng cho hay: “Công ty đang đẩy mạnh liên kết với nông dân hình thành các vùng chuyên canh cây mía. Đây là cơ sở để đầu tư ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đến thu hoạch mía. Doanh nghiệp đang mở rộng hợp tác với các công ty sản xuất máy nông nghiệp trong nước, kết nối nông dân với nhà sản xuất. Chúng tôi rất mong được tỉnh hỗ trợ về mặt chính sách để người dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi”.
Có thể bạn quan tâm
Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.
Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.
Những ngày công tác ở vùng trung du huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đẹp về những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là ông Mai Văn Rõ (52 tuổi), Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.
Theo ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, hiện ngành Thú y đang phối hợp với địa phương để thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây và dập dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Ngày 4-12, giá heo hơi tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ tăng thêm 2.000 đồng, lên 49.000 đồng/kg so với cách nay khoảng một tuần. Trong khi gà tam hoàng cũng vọt lên 50.000 đồng/kg và đang có hiện tượng khan hiếm.