Nuôi Heo Thả Rông Thói Quen Cần Phải Thay Đổi
Phát triển chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực kinh tế chủ lực, cần thiết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, tập tục nuôi heo thả rông của đồng bào đã gây nên những hệ lụy xấu, cần phải thay đổi…
Hệ lụy “kép”
Với đa phần bà con dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Ngãi, việc nuôi heo thả rông đã trở thành tập quán từ xa xưa. Heo tự đi kiếm thức ăn, tự tìm chỗ ngủ, gần như không có bàn tay chăm sóc của người nuôi. Cách nuôi này không mang lại hiệu quả kinh tế lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Chúng tôi về các khu dân cư Nước Đốp, thôn Ra Manh xã Sơn Long (Sơn Tây) vào những ngày giáp Tết. Trời rét kèm theo mưa nặng hạt. Người dân không ra rẫy quây quần giữa sàn nhà xem tivi. Thông tin cảnh báo được kênh truyền hình nông nghiệp phát đi nhắc nhở người dân tăng cường bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông.
Thế nhưng ông Đinh Văn Rốp khu dân cư Nước Đốp vẫn thản nhiên bảo: “Heo nuôi thả rông quen rồi, nhốt nó sẽ phá chuồng. Thả cho nó đi kiếm ăn, nhốt phải nấu rau cám, mệt, tốn kém”.
Ngoài hiên, đàn heo con nhà ông Rốp đứng co ro, lông dựng đứng, da tím tái, bụng tóp rọp. Có lẽ chúng khó mà qua khỏi mùa đông năm nay.
Ông Đinh Văn Chuông, trưởng khu dân cư Nước Đốp bảo: Bà con họ nuôi heo thả đi chơi quen rồi, có nhắc nhở họ cũng chẳng chịu nhốt. Họ lấy lý do không có tiền làm chuồng, không biết nấu thức ăn cho heo, nên phải thả heo ra cho nó… sống! Thậm chí đã nhiều lần cán bộ xã Sơn Long đi bộ ròng rã hàng chục cây số đường rừng về khu dân cư Nước Đốp để giúp người dân chặt cây, làm chuồng; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ đàn heo nhưng khi cán bộ đi rồi thì đâu lại vào đấy.
Ông Phạm Hồng Khuyến – Chủ tịch UBND xã Sơn Long bảo: Nuôi heo theo cách thả rông heo còi cọc, dễ bị bệnh. Khi bị bệnh rất dễ lây lan chết hàng loạt. Hơn nữa, heo thả rông còn thải phân bữa bãi, dễ gây nên các mầm bệnh cho người, gia súc khác.
Dạy và học cách nuôi heo “chuẩn”
Tại các huyện miền núi vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mấy năm nay, ngân sách tỉnh và Trung ương đầu tư không ít cho công tác khuyến nông, đặc biệt là tập huấn kỹ thuật chăn nuôi heo.
Mỗi mô hình đưa vào thực hiện đều chuẩn bị rất bài bản từ khâu tập huấn kỹ thuật, làm chuồng, chọn giống, thả nuôi, chăm sóc thú y… Thế nhưng hầu hết các mô hình này hiệu quả chưa tương xứng với mức đầu tư tiền của, công sức.
Đối với ngành chức năng, quy trình nuôi heo Móng Cái sinh sản có lẽ đã được xây dựng thành bài giảng từ lâu. Việc tập huấn truyền tải những kiến thức này, giúp người dân, đặc biệt là người nghèo áp dụng khá thành công ở một số địa phương vùng đồng bằng, trung du trong tỉnh.
Thế nhưng đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao cần thiết lại không mấy hiệu quả. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía, người dạy và người học.
Chúng tôi đã có dịp được tiếp cận với tập tài liệu dày đến vài chục trang mô tả rất kỹ lưỡng các bước trong chăn nuôi heo Móng Cái sinh sản nhưng quả thực sau khi đọc xong khó lòng mà nhớ nổi. Từ ngữ nặng tính khoa học không phù hợp với trình độ có hạn của người dân.
Về phía người học, không biết có phải vì thói quen chăn thả rông đã ăn sâu vào tiềm thức hay không nhưng rất nhiều người sau khi “học bài” rồi vẫn không thực hiện theo phương pháp chăn nuôi cải tiến - chăn nuôi heo nhốt chuồng.
Thậm chí, gần đây, chương trình giảm nghèo của tỉnh đã đầu tư “trọn gói” chăn nuôi heo Móng Cái sinh sản cho một số địa phương trong tỉnh. Từ tập huấn kỹ thuật, cấp heo giống, cấp tiền làm chuồng, cử cán bộ thú y cùng với người dân chăm sóc trong suốt quá trình thả nuôi…
Thế nhưng hiệu quả mang lại còn nhiều hạn chế. Cá biệt, cùng là nuôi heo nhưng heo “dự án” thì nuôi nhốt chuồng, còn heo hộ dân tự đầu tư thì thả “đi chơi”. Kết quả con heo trong chuồng mau lớn, không mắc bệnh, không thải phân bừa bãi, bán thu nhiều tiền hơn, nhưng khi dự án kết thúc thì chính hộ dân này lại vẫn lựa chọn cách… nuôi heo thả rông!
Biết rõ nuôi heo thả rông heo sẽ còi cọc, chậm lớn, hiệu quả kinh tế rất thấp; môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng nhưng người dân vùng cao vẫn chưa sẵn sàng thay đổi. Bởi thế, việc giúp họ từ bỏ thói quen không tốt này càng trở nên khó khăn hơn, không chỉ có ngành chức năng tổ chức tập huấn là được mà phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đoàn thể.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Vị Thủy, kể: “Vị Thủy là vùng đất trũng, thuần nông, tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, còn nhiều tàn tích chiến tranh. Hồi đó, cuối tháng 10, tháng 11 (âm lịch) nước vẫn còn ngập tràn đồng, hàng năm chỉ làm một vụ lúa, vậy mà giờ đây đã khác. Sự thay đổi ở huyện này cũng bắt đầu từ nông nghiệp...”.
Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh thịt xuất khẩu thành lập từ năm 1989. Năm 2000, Xí nghiệp chuyển đổi thành Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định với số vốn điều lệ 3,7 tỷ đồng; ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là: chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu…
Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, trong cả 3 lô hàng rau gia vị bị phát hiện có côn trùng từ đầu năm đến nay, thì cả 3 đều thuộc về một doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân, địa chỉ 42/3 ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
Hôm qua 13.10, ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Điện Bàn cho biết, lực lượng thú y huyện và chính quyền địa phương vừa tiến hành tiêu hủy khẩn cấp đàn vịt thịt 35 ngày tuổi gồm 1.000 con của bà Hà Thị Linh ở thôn Phong Nhị, xã Điện An.
Từ đầu năm đến nay, trừ các tháng 6 và 7, thời gian còn lại giá cà chua đều xuống rất thấp. Nguyên nhân được một số thương lái đang thu mua loại nông sản này tại Đơn Dương cho biết, trên thị trường hiện đang “khủng hoảng thừa” cà chua.