Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng

Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng
Ngày đăng: 26/03/2013

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.
 
Mô hình chăn nuôi này được ví như việc “buồn ngủ mà gặp chiếu manh” trong thực trạng giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên, tính khả thi của mô hình đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đằng sau đó là hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho cả ngành chức năng và người chăn nuôi.
 
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thức ăn chăn nuôi mà cơ sở chăn nuôi bằng đệm sinh học đang sử dụng là thức ăn tự chế. Hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại chủ yếu ở chỗ thức ăn, vì có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay thức ăn hỗn hợp nên cũng góp phần giảm chi phí. Thức ăn tự chế biến này gồm hỗn hợp lúa ngọn, bắp được xay nhuyễn trộn với bột cá (khoảng 5%) và men vi sinh hoạt tính. Heo nuôi trong thời gian từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng sẽ đạt trọng lượng khoảng 100 kg (cân nặng khởi điểm là 30 kg/con).

Lượng phân thải ít, phân ít thối, chỉ trong vòng 5 - 10 phút sẽ tiêu hủy hết. Trong khi đó, những hộ chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp thì lượng phân thải của heo khá nhiều. Nền chuồng không đổ bê-tông, hỗn hợp sử dụng sau một năm có thể dùng để bán làm phân bón trong trồng trọt, tăng thu nhập cho người nuôi heo. Hỗn hợp có chứa men, nên nền chuồng sẽ sinh nhiệt. Liệu rằng vấn đề này có tác hại nếu như có dịch bệnh xảy ra. Trong suốt quá trình nuôi, heo không được tắm thì liệu có sạch không?

Các vấn đề nêu trên đang rất cần tiếng nói của ngành chức năng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Hàu Thân Thiện Với Môi Trường Nuôi Hàu Thân Thiện Với Môi Trường

Trước đây, quanh đầm Lập An, thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế), người dân chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm hay lên rừng đốn củi, nhiều đứa trẻ phải bỏ học giữa chừng vì nghèo. Nhưng...

05/03/2014
Tìm Giải Pháp Tiêu Thụ Gia Cầm Cho Người Dân Kết Nối Trang Trại Với Lò Mổ, Siêu Thị... Tìm Giải Pháp Tiêu Thụ Gia Cầm Cho Người Dân Kết Nối Trang Trại Với Lò Mổ, Siêu Thị...

Ngày 4.3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (CGC) đã họp bàn các giải pháp tiêu thụ gia cầm cho nông dân.

05/03/2014
Nâng “Chất” Đàn Bò Sữa Nâng “Chất” Đàn Bò Sữa

Tại đây, vào tháng 8.2013, trại trình diễn và thực hiện chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) đã được khánh thành. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Sở NNPTNT TP.HCM và Trung tâm Hợp tác quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao Israel.

05/03/2014
Nhiều Vùng Trọng Điểm Sản Xuất Cá Tra Giảm 50-60% Sản Lượng Nhiều Vùng Trọng Điểm Sản Xuất Cá Tra Giảm 50-60% Sản Lượng

Những ngày đầu tháng 3, khảo sát một số vùng nuôi cá trọng điểm, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá có địa phương như Cần Thơ, Đồng Tháp nguyên liệu sụt giảm tới 40-60%.

05/03/2014
Vật Nuôi Đặc Sản Mất Giá Vì Dịch Cúm Vật Nuôi Đặc Sản Mất Giá Vì Dịch Cúm

Thuộc vùng “an toàn” không có dịch cúm gia cầm (CGC) H5N1, nhưng những con “đặc sản” như gà móng, gà Đông Tảo, gà chín cựa, chim trĩ… vẫn bị “vạ” oan khi giá liên tục giảm, khiến người chăn nuôi thua lỗ.

05/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.