Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng
Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.
Mô hình chăn nuôi này được ví như việc “buồn ngủ mà gặp chiếu manh” trong thực trạng giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Tuy nhiên, tính khả thi của mô hình đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi đằng sau đó là hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho cả ngành chức năng và người chăn nuôi.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thức ăn chăn nuôi mà cơ sở chăn nuôi bằng đệm sinh học đang sử dụng là thức ăn tự chế. Hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại chủ yếu ở chỗ thức ăn, vì có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay thức ăn hỗn hợp nên cũng góp phần giảm chi phí. Thức ăn tự chế biến này gồm hỗn hợp lúa ngọn, bắp được xay nhuyễn trộn với bột cá (khoảng 5%) và men vi sinh hoạt tính. Heo nuôi trong thời gian từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng sẽ đạt trọng lượng khoảng 100 kg (cân nặng khởi điểm là 30 kg/con).
Lượng phân thải ít, phân ít thối, chỉ trong vòng 5 - 10 phút sẽ tiêu hủy hết. Trong khi đó, những hộ chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp thì lượng phân thải của heo khá nhiều. Nền chuồng không đổ bê-tông, hỗn hợp sử dụng sau một năm có thể dùng để bán làm phân bón trong trồng trọt, tăng thu nhập cho người nuôi heo. Hỗn hợp có chứa men, nên nền chuồng sẽ sinh nhiệt. Liệu rằng vấn đề này có tác hại nếu như có dịch bệnh xảy ra. Trong suốt quá trình nuôi, heo không được tắm thì liệu có sạch không?
Các vấn đề nêu trên đang rất cần tiếng nói của ngành chức năng.
Related news
Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.
Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.
Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.