Nuôi hàu trong lồng bè

Mô hình nuôi hàu của ông Mai Văn Hưng
Hàu là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Trước đây, người dân chỉ khai thác hàu thiên nhiên sống ở các cống, đập, khối đá ven biển... nên sản lượng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.
Nhiều nơi ở ven biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế cao.
Từ năm 2013, hộ ông Mai Văn Hưng, ấp Tân Khánh, xã Long Khánh đã tận dụng lợi thế sông Long Khánh với diện tích mặt nước lớn, đổ ra biển để nuôi hàu. Ông đóng giàn bè bằng thùng nhựa buộc dây và thả nổi xuống sông. Trong thùng là giá thể để hàu giống tự nhiên bám vào.
Để gặt hái được thành công từ mô hình này, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc và tìm tòi, học hỏi phương pháp nuôi hàu qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời đi thực tế ở nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL, thậm chí ra tận các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ông chia sẻ: “Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc.
Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn rong, tảo, mùn bã hữu cơ có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thủy triều lên xuống ở đây rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh.
Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần sử dụng các loại hóa chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường”.
Vụ năm ngoái, ông gia đình ông thu hoạch hàu bán với giá 15.000 đồng/kg, sản lượng hơn 20 tấn, thu lãi hơn 160 triệu đồng. Khi hiệu quả nuôi hàu ven biển ngày càng nâng cao, ông bắt đầu tính đến chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm giúp người cùng nuôi an tâm SX. Đầu tiên ông tiếp cận thị trường trong tỉnh thông qua các chợ đầu mối, sau đó mở rộng ra các địa phương khác.
Ông Mai Văn Hưng, xã Long Khánh cho biết kinh nghiệm nuôi của mình: "Hàu quá dễ nuôi, chịu được nước mặn lợ, khi thời tiết thay đổi cũng không bị chết như sò. Cái lợi nhất là không phải mua con giống…
Sau khi thả giàn và đặt vật thể xuống khoảng 1 tháng sẽ có hàu con xuất hiện. Từ 7 - 9 tháng, hàu đạt cỡ từ 3 - 5 con/kg. Lúc này, tách những con trưởng thành để tiêu thụ và để cho những con hàu nhỏ có điều kiện phát triển. Cứ như thế, chỉ cần thả vật bám 1 lần là có thể thu hoạch hàu đến khi thay giàn mới".
Có thể nói, đây là một nghề tiềm năng, bởi đầu tư chi phí không quá cao, giá hàu thương phẩm rất ổn định. Với nhiều lợi thế như sẵn nguồn giống trong tự nhiên, không phải chăm sóc nhiều nên nghề nuôi hàu được nhiều người tham gia.
Vì vậy, mở rộng quy mô phát triển là định hướng của chính quyền, đoàn thể ở địa phương.
Mới đây Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông cho tổ hợp tác nuôi hàu do ông Mai Văn Hưng làm chủ nhiệm.
Trung tâm hỗ trợ 30% giá trị làm bè diện tích 200m2, bề ngang 5m, dài 40m tương đương 60 triệu đồng; 100% chi phí tập huấn, tham quan, hội thảo.
Ước tính sau 18 tháng nuôi, với diện tích 200m2 thu trên 20 tấn hàu bán với giá 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí cho lợi nhuận trên 12 triệu đồng. Giàn (bè) có thể sử dụng từ 5 - 7 năm.
Với nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, không cần đầu tư con giống, thức ăn, vừa dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, nghề nuôi hàu thương phẩm bằng bè trên sông đang mở ra một hướng đi mới, phát triển kinh tế gắn với phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn, góp phần giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.