Nuôi hàu trong lồng bè
Hàu là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Trước đây, người dân chỉ khai thác hàu thiên nhiên sống ở các cống, đập, khối đá ven biển... nên sản lượng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.
Nhiều nơi ở ven biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế cao.
Từ năm 2013, hộ ông Mai Văn Hưng, ấp Tân Khánh, xã Long Khánh đã tận dụng lợi thế sông Long Khánh với diện tích mặt nước lớn, đổ ra biển để nuôi hàu. Ông đóng giàn bè bằng thùng nhựa buộc dây và thả nổi xuống sông. Trong thùng là giá thể để hàu giống tự nhiên bám vào.
Để gặt hái được thành công từ mô hình này, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc và tìm tòi, học hỏi phương pháp nuôi hàu qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời đi thực tế ở nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL, thậm chí ra tận các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Với nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, không cần đầu tư con giống, thức ăn, vừa dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, nghề nuôi hàu thương phẩm bằng bè trên sông đang mở ra một hướng đi mới, phát triển kinh tế gắn với phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn, góp phần giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Ông chia sẻ:
“Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn rong, tảo, mùn bã hữu cơ có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thủy triều lên xuống ở đây rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh.
Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần sử dụng các loại hóa chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường”.
Vụ năm ngoái, ông gia đình ông thu hoạch hàu bán với giá 15.000 đồng/kg, sản lượng hơn 20 tấn, thu lãi hơn 160 triệu đồng.
Khi hiệu quả nuôi hàu ven biển ngày càng nâng cao, ông bắt đầu tính đến chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm giúp người cùng nuôi an tâm SX.
Đầu tiên ông tiếp cận thị trường trong tỉnh thông qua các chợ đầu mối, sau đó mở rộng ra các địa phương khác.
Ông Mai Văn Hưng, xã Long Khánh cho biết kinh nghiệm nuôi của mình: "Hàu quá dễ nuôi, chịu được nước mặn lợ, khi thời tiết thay đổi cũng không bị chết như sò. Cái lợi nhất là không phải mua con giống…
Sau khi thả giàn và đặt vật thể xuống khoảng 1 tháng sẽ có hàu con xuất hiện. Từ 7 - 9 tháng, hàu đạt cỡ từ 3 - 5 con/kg. Lúc này, tách những con trưởng thành để tiêu thụ và để cho những con hàu nhỏ có điều kiện phát triển. Cứ như thế, chỉ cần thả vật bám 1 lần là có thể thu hoạch hàu đến khi thay giàn mới".
Có thể nói, đây là một nghề tiềm năng, bởi đầu tư chi phí không quá cao, giá hàu thương phẩm rất ổn định. Với nhiều lợi thế như sẵn nguồn giống trong tự nhiên, không phải chăm sóc nhiều nên nghề nuôi hàu được nhiều người tham gia.
Vì vậy, mở rộng quy mô phát triển là định hướng của chính quyền, đoàn thể ở địa phương.
Mới đây Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông cho tổ hợp tác nuôi hàu do ông Mai Văn Hưng làm chủ nhiệm.
Trung tâm hỗ trợ 30% giá trị làm bè diện tích 200 m2, bề ngang 5 m, dài 40 m tương đương 60 triệu đồng; 100% chi phí tập huấn, tham quan, hội thảo.
Ước tính sau 18 tháng nuôi, với diện tích 200 m2 thu trên 20 tấn hàu bán với giá 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí cho lợi nhuận trên 12 triệu đồng. Giàn (bè) có thể sử dụng từ 5 - 7 năm.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 19-11, UBND huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành sạch VietGAP giữa Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Hà Nội) với Ban quản lý Xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên.
Hội đồng KH & CN huyện Châu Thành (Hậu Giang) vừa thông qua đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng chanh lá đứng và đề xuất biện pháp phòng chống” do thạc sĩ Trần Hồng Đức, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, làm chủ nhiệm.
Thời gian gần đây, tại các vùng nông thôn ở Long An xuất hiện một số người mang giống gà lạ về bán cho bà con nuôi thử
Ông Vũ Ngọc Hà, thôn Đươi, xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc) cho biết, trồng dưa lê chất lượng cao đầu tư nhiều hơn nhưng mỗi sào cho lãi cao hơn 1,5 – 2 lần trồng dưa thường.
Mấy năm gần đây, hàng ngàn hécta nhãn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị dịch bệnh chổi rồng hoành hành, nhiều nhà vườn đã phải đốn bỏ nhãn để trồng cây khác.