Nuôi gà trang trại lạnh công nghệ Đức

Ông Lục Văn Tâm trong trang trại gà nuôi lạnh theo công nghệ Đức, thu lãi hơn 1 tỉ đồng/năm - Ảnh: Lâm Viên
Hiện ông Tâm có 2 trang trại lạnh nuôi gà, diện tích mỗi trại 120 x 12 m, được xây dựng kiên cố bằng khung thép, khép kín cách ly với môi trường bên ngoài.
Trang trại được lắp đặt hệ thống làm lạnh bằng những chiếc quạt gió “khổng lồ” và máy điều hòa nhiệt độ để luôn giữ nhiệt độ thích hợp, giúp đàn gà phòng chống được dịch bệnh và phát triển ổn định.
Bên trong được trang bị hệ thống máng chuyền thức ăn, nước uống cho gà hoàn toàn tự động, phù hợp từng độ tuổi và nhu cầu của gà.
Theo ông Tâm, gà con mới nuôi phát triển tốt ở nhiệt độ 30 độ C, lớn trên 20 ngày tuổi phải giảm nhiệt độ xuống còn 26 độ C.
Với trang trại hiện đại này, chỉ sau 40 - 45 ngày nuôi gà nặng 3 kg/con là xuất chuồng.
Mỗi lứa ông Tâm nuôi 30.000 con, mỗi năm xuất được 5 lứa gà, sau khi trừ chi phí sản xuất mang lại lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/năm.
So sánh giữa nuôi gà trang trại hở và trang trại lạnh kín, ông Tâm cho biết: “Trang trại kín không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ngay trong trại nuôi cũng ít mùi hôi.
Gà chỉ uống men và thuốc bổ không hề dùng kháng sinh nhưng rất ít bị bệnh nên thịt gà ăn ngon hơn…”.
Cũng theo ông Tâm, mô hình này chi phí đầu tư khá cao (gần 2 tỉ đồng/trại) nhưng hiệu quả mang lại thấy rõ, nhờ giảm được nhân công chăm sóc và thu dọn vệ sinh.
Cụ thể, mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân, thay vì 8 công nhân, là có thể đảm nhiệm hết công việc hằng ngày, lợi nhuận tăng 30% so với nuôi trang trại hở.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết đây là trang trại lạnh công nghệ cao nuôi gà thịt quy mô lớn đầu tiên ở tỉnh Lâm Đồng.
Trên địa bàn xã Bình Thạnh (Đức Trọng) có trang trại lạnh nuôi gà đẻ quy mô công nghiệp cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Sơn, trong tương lai cần nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Cho rằng đùi gà nhập vào Việt Nam rẻ bằng một phần tư bán tại Mỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường trong nước, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ đang xúc tiến thủ tục khởi kiện.

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.
Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.

Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.