Nuôi Gà Thu 1,2 Tỷ Đồng/năm

Trang trại nuôi gà rộng 3ha của gia đình anh Dương Văn Hiệp, thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nằm khuất sâu bên trong khu đất đồi bỏ hoang của xã.
Anh Hiệp kể: “Tôi vốn là người ở thôn Tích Trung lấy vợ ở thôn Ba Gò (cùng thuộc xã Trung Mỹ). Tôi đi làm thuê khắp nơi nhưng thu nhập chẳng đáng là bao”...
Thấy gia đình bên vợ có diện tích đất đồi rộng nhưng lại để hoang, anh Hiệp nảy ra ý định chăn nuôi. Qua tìm hiểu địa hình, anh thấy nuôi gà là thích hợp nhất. Vậy là anh bàn bạc với vợ, hỏi ý kiến bố vợ và nhận được sự đồng ý.
Đầu năm 2012, anh Hiệp cùng với vợ ra cải tạo khu đất đồi, quây tường bao rồi xuống tận trại giống ở Thụy Phương (Từ Liêm, Hà Nội) mua 500 con gà ta lai về nuôi. “Thắng lợi đâu chưa thấy, tôi đã gặp ngay “quả đắng” khi chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu kỹ thuật nên đàn gà gặp dịch bệnh, thiệt hại 5-6 tạ thịt”- anh Hiệp nhớ lại.
Tưởng chừng sau cú vấp ngã ban đầu, anh Hiệp sẽ từ bỏ ý định làm giàu từ con gà, nhưng được vợ và nhất là bố vợ ủng hộ một phần vốn, anh quyết tâm nuôi lại từ đầu. Lần này, anh đầu tư mạnh tay hơn trước, nuôi 1.000 con. Để không gặp thất bại như trước, anh Hiệp tìm đọc thêm tài liệu hướng dẫn về cách nuôi gà. Và thành công đã đến với anh.
Tiền lãi thu được, anh tiếp tục mua thêm gà giống về nuôi, đồng thời xây dựng hoàn thiện hệ thống chuồng trại. Hiện nay đàn gà của gia đình anh Hiệp đã lên tới 3.000 con.
“Nuôi gà quan trọng nhất là khâu tiêm phòng dịch. Ngoài ra phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng yêu cầu kỹ thuật thì đàn gà mới sinh trưởng và phát triển tốt được” - anh Hiệp chia sẻ kinh nghiệm.
Trung bình mỗi năm anh nuôi 4 lứa gà, xuất 5-6 tấn/lứa. Với giá bán trung bình 55.000 đồng/kg, anh Hiệp cho biết, mỗi năm doanh thu của trang trại đạt gần 1,2 tỷ đồng.
Bà con ND muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi gà, liên hệ với anh Hiệp qua số điện thoại: 0968.002.585.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.