Nuôi Gà Thu 1,2 Tỷ Đồng/năm

Trang trại nuôi gà rộng 3ha của gia đình anh Dương Văn Hiệp, thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nằm khuất sâu bên trong khu đất đồi bỏ hoang của xã.
Anh Hiệp kể: “Tôi vốn là người ở thôn Tích Trung lấy vợ ở thôn Ba Gò (cùng thuộc xã Trung Mỹ). Tôi đi làm thuê khắp nơi nhưng thu nhập chẳng đáng là bao”...
Thấy gia đình bên vợ có diện tích đất đồi rộng nhưng lại để hoang, anh Hiệp nảy ra ý định chăn nuôi. Qua tìm hiểu địa hình, anh thấy nuôi gà là thích hợp nhất. Vậy là anh bàn bạc với vợ, hỏi ý kiến bố vợ và nhận được sự đồng ý.
Đầu năm 2012, anh Hiệp cùng với vợ ra cải tạo khu đất đồi, quây tường bao rồi xuống tận trại giống ở Thụy Phương (Từ Liêm, Hà Nội) mua 500 con gà ta lai về nuôi. “Thắng lợi đâu chưa thấy, tôi đã gặp ngay “quả đắng” khi chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu kỹ thuật nên đàn gà gặp dịch bệnh, thiệt hại 5-6 tạ thịt”- anh Hiệp nhớ lại.
Tưởng chừng sau cú vấp ngã ban đầu, anh Hiệp sẽ từ bỏ ý định làm giàu từ con gà, nhưng được vợ và nhất là bố vợ ủng hộ một phần vốn, anh quyết tâm nuôi lại từ đầu. Lần này, anh đầu tư mạnh tay hơn trước, nuôi 1.000 con. Để không gặp thất bại như trước, anh Hiệp tìm đọc thêm tài liệu hướng dẫn về cách nuôi gà. Và thành công đã đến với anh.
Tiền lãi thu được, anh tiếp tục mua thêm gà giống về nuôi, đồng thời xây dựng hoàn thiện hệ thống chuồng trại. Hiện nay đàn gà của gia đình anh Hiệp đã lên tới 3.000 con.
“Nuôi gà quan trọng nhất là khâu tiêm phòng dịch. Ngoài ra phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng yêu cầu kỹ thuật thì đàn gà mới sinh trưởng và phát triển tốt được” - anh Hiệp chia sẻ kinh nghiệm.
Trung bình mỗi năm anh nuôi 4 lứa gà, xuất 5-6 tấn/lứa. Với giá bán trung bình 55.000 đồng/kg, anh Hiệp cho biết, mỗi năm doanh thu của trang trại đạt gần 1,2 tỷ đồng.
Bà con ND muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi gà, liên hệ với anh Hiệp qua số điện thoại: 0968.002.585.
Related news

Do biết cách làm ăn, thoát nghèo bền vững, nên dù làm công nhân, chị Trần Thị Minh vẫn được bà con tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Bàu Dài (xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) .

Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.