Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Ngày 25.11, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức Diễn đàn an toàn thực phẩm ISG 2013.
Theo báo cáo của Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, năm 2012, diện tích sản xuất rau cả nước là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh; sản lượng rau đạt 14 triệu tấn. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú, nhưng quy mô sản xuất rau hiện vẫn nhỏ lẻ, manh mún.
Riêng với rau an toàn (RAT), diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.
Ông Đoàn Xuân Hoà - Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản nhận định: Nhìn chung, sản xuất RAT hiện nay vẫn là quảng canh, chủ yếu sử dụng giống lai nhập nội, tỷ lệ cơ giới hoá gắn với sơ chế thấp, chưa chú trọng ứng dụng công nghệ cao và chưa kiểm soát được nguồn nước tưới... Do đó, diện tích RAT được chứng nhận thấp, hiệu quả sản xuất không rõ rệt, chưa có sự phân biệt rõ giữa RAT với rau thông thường.
Theo ông Trần Công Thắng (Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn), hiện sản lượng RAT, rau hữu cơ vẫn rất hạn chế và tăng chậm, chỉ chiếm 8-8,5% diện tích rau của cả nước. Ông Thắng cũng đưa ra ví dụ: Hà Nội hiện có hơn 7 triệu dân, nhu cầu rau xanh khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm, nhưng sản lượng rau của Hà Nội hiện mới đạt 600.000 tấn/năm, trong đó RAT đáp ứng được 14-15%.
“Hạn chế của sản xuất RAT hiện nay là các hệ thống chứng nhận khá tốn kém và khó thực hiện; niềm tin của người tiêu dùng đối với RAT chưa cao; địa điểm kinh doanh, tiêu thụ RAT chưa thuận tiện...” - ông Thắng nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã được bộ giao cho các đơn vị thực hiện đề án triển khai. Đồng thời, việc quản lý theo chuỗi cũng cần được tăng cường, do vậy vấn đề sản xuất RAT càng đòi hỏi phải phát triển cả về diện tích, sản lượng cũng như hỗ trợ tiêu thụ.
Qua diễn đàn lần này, bộ sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp, nhà sản xuất để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hoàn thiện các chính sách nhằm hỗ trợ cho chuỗi sản xuất RAT từ trồng trọt, chế biến đến tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.

Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.
Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…