Nuôi Gà Theo Mô Hình Trại Lạnh Cho Hiệu Quả Cao Ở Tây Ninh

Thông tin từ Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết, hiện mô hình nuôi gà công nghiệp với công nghệ khép kín đang phát triển nhanh chóng do hiệu quả chăn nuôi cao và một số lợi ích khác.
Mô hình nuôi gà công nghiệp với công nghệ khép kín (thường gọi nôm na là trại lạnh) được áp dụng ở Tây Ninh khoảng 6 năm nay. Lúc đầu, chỉ có một vài trại với quy mô khoảng từ 10.000 đến 20.000 con/trại. “Vốn đầu tư trại lạnh rất lớn. Nếu thiết kế đúng tiêu chuẩn thì mỗi trại có quy mô nuôi 10.000 con phải đầu tư gần cả tỷ đồng, chưa tính giá trị đất. Do đó, nhiều người muốn nuôi gà theo công nghệ này hoặc mở rộng quy mô nuôi nhưng không có vốn đầu tư”, một chủ trại gà ở Trảng Bàng cho biết.
Đến khoảng năm 2010, mô hình nuôi gà trại lạnh này mới phát triển rộng và quy mô tăng dần, có trang trại nuôi trên 30.000 con/lứa. Các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng… đều có nhiều trại lạnh. Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi, thực hiện mô hình này sẽ tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi gia cầm với số lượng lớn gây ra. Trước đây, với mô hình nuôi gà công nghiệp kiểu “nhà sàn”, nhiều địa phương trong tỉnh đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
Ở khu vực nuôi gà công nghiệp kiểu nhà sàn thường xuyên có mùi hôi, mùi phân gà và rất nhiều ruồi. Tuy nhiên, mô hình trại lạnh đã khắc phục đáng kể tình trạng này. Do chuồng nuôi gà hoàn toàn kín nên không phát sinh ruồi nhặng; không gây mùi hôi cho môi trường xung quanh. Môi trường bên trong trại lạnh cũng được xử lý theo các tiêu chuẩn kỹ thuật mới nên ít hôi. Một chủ trại lạnh cho biết, chỉ đến khi gà trưởng thành, gần thu hoạch (khoảng từ 30 ngày đến 40 ngày) thì có phát sinh mùi hôi nhưng không nhiều.
Theo một cán bộ Thú y, mô hình nuôi gà trại lạnh ngoài ưu điểm hạn chế gây ô nhiễm môi trường còn có ưu điểm khác là phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là cúm A/H5N1. Do quy trình nuôi khép kín và được xử lý vệ sinh thú y khắt khe nên hạn chế gần như tuyệt đối nguy cơ bệnh hại xâm nhập. Ước tính trong năm 2012, Tây Ninh xuất bán ra ngoài tỉnh khoảng 4 triệu con gà thịt.
Tuy nhiên, chủ một số trại gà băn khoăn về việc mở rộng quy mô nuôi. Một chủ trại ở xã Hưng Thuận (Trảng Bàng) cho biết: "Để được mở trại gà công nghệ mới, chúng tôi phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, mất thời gian, trong đó có các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng… Nơi được chọn làm trại lạnh phải đủ rộng, xa dân cư. Chúng tôi cũng phải đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng trại lạnh". Do đó, một số người nuôi gà kiến nghị Nhà nước cần quy hoạch khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và đầu tư hạ tầng cơ bản hoặc kêu gọi đầu tư hạ tầng cơ bản như đã thực hiện ở các cụm công nghiệp. Sau đó, Nhà nước cho người chăn nuôi thuê lại để đầu tư chuồng trại.
Có thể bạn quan tâm

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước.

Giá thức ăn chăn nuôi cao kéo theo giá sản phẩm chăn nuôi cao, khó cạnh tranh với nước ngoài. Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn cơ hội thay đổi để cạnh tranh với các đối thủ ngoại khi nước ta tham gia vào Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Hôm nay (09/09), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tăng trở lại. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 09/15 tăng 11 USD/tấn hay +0,70% lên mức 1.586 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng từ 11 - 13 USD/tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 09/15 tăng 1,85 cent/lb hay +1,60% lên mức 117,70 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng 1,80 - 1,85 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tăng trở lại 200 ngàn đồng/tấn lên mức 35,0 - 35,6 triệu đồng/ tấn.
Những ngày qua, mặc dù thời tiết đã chuyển mùa nhưng vẫn còn những đợt nắng nóng khiến diện tích lúa thu đông 2015 đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh lem lép hạt. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp cần chủ động, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Đến ấp 5 (xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành), người ta sẽ nhìn thấy những ruộng rau xanh mượt chạy dài theo con lộ dal vào xóm. Hỏi ra mới biết đây là ruộng rau của tổ hợp tác rau an toàn do ông Chín Trưng làm tổ trưởng, đã hình thành từ năm 2006 đến nay.