Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Theo Hướng An Toàn Sinh Học Giảm Rủi Ro Cho Người Chăn Nuôi

Nuôi Gà Theo Hướng An Toàn Sinh Học Giảm Rủi Ro Cho Người Chăn Nuôi
Ngày đăng: 23/02/2014

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi của xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ và xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) giảm chi phí, rủi ro về bệnh dịch...

Đây là kết quả của mô hình “Phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi gia cầm” do Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội NDVN), Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp thực hiện trong năm 2013.

Yên tâm tiếp thu kỹ thuật mới

Là xã thuần nông nghiệp, nhưng phần lớn diện tích đất nông lâm nghiệp của xã Suối Rao là cằn cỗi, sỏi đá. Nuôi gia cầm, trong đó có nuôi gà được nhiều hộ nông dân (ND) trong xã lựa chọn đầu tư trong những năm gần đây.

Mặc dù có rủi ro nhưng nhờ chăn nuôi gà, nhiều hộ trong xã từng bước ổn định đời sống, tay nghề và kinh nghiệm chăn nuôi được tích lũy. Đây cũng là lý do để Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lựa chọn xã Suối Rao là 1 trong 2 xã tham gia xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Cả xã có 4 hộ đủ điều kiện tham gia dự án với tổng đàn hơn 2.200 con.

Tại xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Hội ND cơ sở đã chọn được 5 hộ đủ điều kiện tham gia dự án với tổng đàn hơn 1.700 con…Trước khi triển khai thực hiện dự án, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội ND tỉnh) đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho 45 hộ, trong đó có 9 hộ được hưởng lợi từ dự án; tổ chức tham quan học tập mô hình cho 40 hộ khác.

Ông Nguyễn Đạo Cứ - Giám đốc trung tâm cho biết: “Cách đây hơn 4 năm, Trung tâm cũng đã tổ chức 1 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho hơn 40 hộ của xã Suối Rao. Có kinh nghiệm, kiến thức nên nhiều hộ rất yên tâm tham gia xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học…”. Ngoài việc được tập huấn kỹ thuật, các hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Long Mỹ, Suối Rao còn được dự án hỗ trợ 100% kinh phí mua giống gà Lương Phượng; 30% chi phí thức ăn và thuốc thú y.

Giảm chi phí, lợi nhuận tăng

Sau 4 tháng nuôi, gà nuôi theo hướng an toàn sinh học tại xã Long Mỹ, Suối Rao bán được với giá trung bình 50.000 đồng/kg. Tổng doanh thu từ đàn gà dự án là 380.000 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.

9 hộ tham gia mô hình đã được cấp hơn 4.000 con gà giống, 6.240kg thức ăn hỗn hợp, 8.400 liều vaccine và 600 lít hóa chất khử trùng.

Bên cạnh sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ chăn nuôi, dự án còn cử 1 cán bộ kỹ thuật ở ngay địa bàn kịp thời tư vấn, hướng dẫn, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho bà con. Các hộ tham gia dự án đã sử dụng men vi sinh để xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại nên tỷ lệ gà sống cao, đàn gà phát triển tốt, không thấy xuất hiện các bệnh hô hấp, tiêu hóa…

Ông Cứ cho hay: “Với phương thức nuôi gà này, các hộ tham gia dự án đã giảm được chi phí đầu tư do không phải thay đệm lót, giảm chi phí thuốc phòng, chữa bệnh cho đàn gà, từ đó tăng lợi nhuận. Do nuôi theo hình thức thả vườn, gà vận động nhiều nên thịt chắc, chất lượng thơm ngon đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng...”.

Kết quả sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ gà nuôi sống tại dự án đạt hơn 96,7%, trọng lượng gà mái xuất chuồng đạt bình quân hơn 2,1kg/con, gà trống đạt 2,3kg/con; lượng thức ăn là hơn 2,5kg/kg tăng trọng… Hiệu quả kinh tế từ mô hình rõ ràng nên các hộ tham gia dự án và nhiều hộ khác ở xã Long Mỹ, Suối Rao khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện, mở rộng mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học…


Có thể bạn quan tâm

Hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP Hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

18/05/2015
Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

18/05/2015
Thị trường cần, nông dân đáp ứng Thị trường cần, nông dân đáp ứng

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.

18/05/2015
Chợ Lách (Bến Tre) sôi động thị trường cây giống đầu vụ Chợ Lách (Bến Tre) sôi động thị trường cây giống đầu vụ

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.

18/05/2015
Bàu Bàng (Bình Dương) tìm đầu ra cho ổi lê Đài Loan Bàu Bàng (Bình Dương) tìm đầu ra cho ổi lê Đài Loan

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

18/05/2015