Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Hà Trung Thanh Hóa
Hiện nay, nghề nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học đang được các hộ nông dân huyện Hà Trung (Thanh Hóa) lựa chọn áp dụng để phát triển chăn nuôi, bởi nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo đảm vệ sinh môi trường.
Đến thăm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học của gia đình anh Tống Ngọc Phê, thôn Ngọc Sơn, xã Hà Bình chúng tôi được biết: Trước đây gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên thu nhập thấp.
Qua tìm hiểu một số hộ ở địa phương và trên báo chí, truyền hình, nuôi gà theo hướng an toàn sinh học vừa tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, chất lượng thịt gà thơm ngon, cho thu nhập cao, gia đình quyết định vay mượn anh em đầu tư nuôi gà.
Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm gia đình nuôi thử nghiệm 100 con, sau gần 6 tháng chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật đã cho xuất chuồng lứa đầu, trung bình mỗi con có trọng lượng 1,6 - 1,8kg, giá bán từ 90 đến 100.000 đồng/kg.
Thấy hiệu quả, gia đình tiếp tục nhân đàn lên hơn 350 con.
Có vốn, gia đình tiếp tục đầu tư mua thêm máy nghiền thức ăn và máy ấp gà để bán giống, mỗi tháng xuất bán từ 800 đến 1.000 gà giống.
Tham gia mô hình dự án chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ quy mô 500 con của Công ty CP Giống gia súc Thanh Ninh, gia đình anh Trần Văn Triệu, xã Hà Ngọc được hỗ trợ 700 con gà giống Kabir, 50% thức ăn chăn nuôi, vắc-xin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại, được tham gia tập huấn và được cán bộ trạm khuyến nông huyện thường xuyên thăm, kiểm tra, hướng dẫn...
nên tỷ lệ gà nuôi sống đạt tới 97%, khả năng sản xuất trứng tương đối khá.
Hiện đàn gà đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều hộ gia đình ở huyện Hà Trung nuôi gà thả vườn an toàn sinh học bước đầu cho hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đánh giá về ưu điểm của loại hình gà thả vườn an toàn sinh học, ông Nguyễn Hữu Tỉnh, phó trưởng trạm khuyến nông huyện, cho biết:
Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học mang lại nhiều lợi ích thiết thực, hiệu quả kinh tế cao bởi loại gà này chủ yếu ăn thức ăn tinh bột nên thịt gà ngon, giá bán luôn cao hơn gà nuôi nhốt.
Hơn nữa, việc sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót xử lý phân gà đã làm giảm mùi hôi, hạn chế việc ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho gà.
Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, tăng nhanh tổng đàn gia cầm, thời gian tới trạm khuyến nông huyện tiếp tục chuyển giao kiến thức khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi gà an toàn sinh học đến các hộ gia đình từ khâu chọn mua con giống đến việc áp dụng quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong quá trình nuôi...
Bên cạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, huyện cũng quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, để họ yên tâm sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Vài năm trở lại đây, chuối tiêu nổi lên là giống cây trồng cho lợi nhuận cao vì nhu cầu thị trường xuất khẩu lớn. Diện tích chuối tiêu ngày càng mở rộng, nông dân đầu tư trồng giống nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất cao, chất lượng đồng đều nên đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tháng tám ở Sông Mã (Sơn La), đây là thời điểm bà con nông dân các xã đang bước vào thu hoạch nhãn chính vụ. Đi dọc Quốc lộ 4G, từ Mường Sai, Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong đến Thị trấn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe tải trọng lớn, chở đầy nhãn nối đuôi nhau đưa đặc sản của huyện biên giới Sông Mã đến với mọi miền quê.
Quả hồng giòn ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) rớt giá thê thảm khiến các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tái tạo vườn cây…
Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Trung Quốc. Do đó, khi “thâu tóm” được phần lớn các vựa thanh long tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc “vô tư” làm giá, không chỉ với các thương lái người Việt mà cả với người Trung Quốc yếu cơ hơn…
8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.