Giá Tôm Nước Lợ Năm 2015 Thật Khó Đoán

Từ năm 2013 đến nay, giá tôm thế giới liên tục nằm ở mức cao do sản lượng tôm giảm mạnh dưới ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, EMS trên tôm tại một số nước đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn hoành hành tại một số nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Thật khó có thể đưa ra dự báo về giá tôm khi mà ảnh hưởng của EMS và kết quả khắc phục sau đó vẫn rất khó dự đoán.
Năm 2014, nhu cầu tiêu thụ tôm tại EU và Mỹ đều vượt mức mong đợi với khối lượng tôm nhập khẩu đạt kỷ lục mặc dù giá tôm nằm ở mức cao. Nhập khẩu (NK) tôm vào Mỹ và EU tăng một phần do giá thịt bò tại hai thị trường này tăng cao bởi nguồn cung giảm khoảng 7%. Về nguồn cung, các nước Ấn Độ, Indonesia và Ecuador đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sản lượng tôm để nhanh chóng tận dụng thời điểm giá cao, trong khi đó Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Mexico tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất tôm.
Đối với thị trường Mỹ, NK tôm vào Mỹ trong năm nay cao hơn năm ngoái một phần nhờ kinh tế vĩ mô được duy trì ở mức ổn định hơn và đồng USD mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác. Trong 3 quý đầu năm 2014, NK tôm vào Mỹ tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị, vượt xa nhiều dự đoán trước đó. Về giá trị, NK tôm vào Mỹ tăng mạnh và đạt mức kỷ lục với 4,8 tỷ USD phần lớn là nhờ giá tôm ở mức cao, mặc dù khối lượng cũng tăng đáng kể. Về khối lượng, Mỹ đã NK 405.000 tấn, vượt qua cả mức kỷ lục năm 2011.
Lượng tôm NK vào EU năm 2014 không tăng mạnh như trên thị trường Mỹ nhưng NK vào EU đã đạt mốc 300.000 tấn, thấp hơn một chút so với mức kỷ lục năm 2011 với 325.000 tấn. Đáng chú ý, EU tăng mạnh NK trong nửa đầu năm nay căn cứ trên số liệu thống kê của Eurostat. Như vậy, NK tôm vào EU đã được cải thiện đáng kể so với năm 2013 khi giá tôm leo thang đã tác động mạnh lên nhu cầu tiêu thụ và người kinh doanh rất khó khăn trong việc kích cầu tiêu dùng, thậm chí sử dụng cả các chương trình khuyến mãi.
Ngược lại, NK tôm vào Nhật Bản năm nay giảm mạnh so với năm ngoái với mức giảm 20%. Trong khi đó, năm 2013, NK chỉ giảm 3% so với năm 2012. Thị trường Trung Quốc “vẫn là một bí ẩn” mặc dù đây là thị trường tôm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ là thị trường NK nhỏ nếu so với Nhật Bản. Trung Quốc vẫn là nước XK tôm lớn trên thế giới.
Dự báo giá tôm sẽ giảm trong năm 2015 sau một năm đứng mức cao. Nhu cầu tôm toàn cầu đang tăng lên. Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ không thể đáp ứng đủ nguồn cung, nhưng sản xuất tôm ở một số nước chịu tác động của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) đang dần cải thiện. Nếu Trung Quốc và Thái Lan cần mấy năm để thoát khỏi EMS thì giá tôm tiếp tục ở mức cao như hiện nay chỉ có thể diễn ra trong trung hạn. Ecuador, Ấn Độ và Indonesia không thể đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại mặc dù sản lượng tôm của các nước này tăng đáng kể.
Năm 2015, sản xuất tôm của một số nước chịu ảnh hưởng của EMS sẽ tiếp tục được cải thiện, nhờ đó nguồn cung tôm thế giới sẽ tăng lên và giá sẽ hạ từ từ. Mặc dù nguồn cung tăng, giá tôm vẫn ở mức cao tiếp tục khuyến khích người nuôi tôm ở Ecuador, Ấn Độ và Indonesia mở rộng sản xuất. Theo diễn biến giá tôm năm 2014 thì giá tôm chân trắng đã giảm xuống nhưng giá tôm sú không giảm. Thật khó có thể đưa ra dự báo về giá khi mà ảnh hưởng của EMS và kết quả khắc phục sau đó vẫn rất khó dự đoán.
Có thể bạn quan tâm

Vị ngon của bưởi da xanh đã chinh phục khẩu vị những người khó tính và có khả năng cạnh tranh trên thương trường khu vực và quốc tế. Chuẩn GlobalGAP trên bưởi da xanh phải chăng là “chiếc vé thông hành” cho hành trình vươn xa của loại trái cây này?

Với giá dưa cao “kỷ lục” tại ruộng vào khoảng 9.000 đến 11.000 đồng/kg, vụ dưa năm nay, nông dân tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) được mùa trúng đậm.

Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.

Năm 2014, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP lên 8.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2013.

Một cửa hàng khác trên đường Nguyễn Tri Phương đang bày bán bưởi hồ lô cho hay, hiện nay người tiêu dùng đang mua bưởi hồ lô khá nhiều, không chỉ tiêu thụ ở TPHCM mà nhiều người mua cho biết đóng hàng gửi ra Hà Nội cho người thân.