Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Hà Trung Thanh Hóa

Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học ở Hà Trung Thanh Hóa
Publish date: Thursday. October 15th, 2015

Hiện nay, nghề nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học đang được các hộ nông dân huyện Hà Trung (Thanh Hóa) lựa chọn áp dụng để phát triển chăn nuôi, bởi nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo đảm vệ sinh môi trường.

Đến thăm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học của gia đình anh Tống Ngọc Phê, thôn Ngọc Sơn, xã Hà Bình chúng tôi được biết: Trước đây gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên thu nhập thấp.

Qua tìm hiểu một số hộ ở địa phương và trên báo chí, truyền hình, nuôi gà theo hướng an toàn sinh học vừa tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, chất lượng thịt gà thơm ngon, cho thu nhập cao, gia đình quyết định vay mượn anh em đầu tư nuôi gà.

Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm gia đình nuôi thử nghiệm 100 con, sau gần 6 tháng chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật đã cho xuất chuồng lứa đầu, trung bình mỗi con có trọng lượng 1,6 - 1,8kg, giá bán từ 90 đến 100.000 đồng/kg.

Thấy hiệu quả, gia đình tiếp tục nhân đàn lên hơn 350 con.

Có vốn, gia đình tiếp tục đầu tư mua thêm máy nghiền thức ăn và máy ấp gà để bán giống, mỗi tháng xuất bán từ 800 đến 1.000 gà giống.

Tham gia mô hình dự án chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ quy mô 500 con của Công ty CP Giống gia súc Thanh Ninh, gia đình anh Trần Văn Triệu, xã Hà Ngọc được hỗ trợ 700 con gà giống Kabir, 50% thức ăn chăn nuôi, vắc-xin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại, được tham gia tập huấn và được cán bộ trạm khuyến nông huyện thường xuyên thăm, kiểm tra, hướng dẫn...

nên tỷ lệ gà nuôi sống đạt tới 97%, khả năng sản xuất trứng tương đối khá.

Hiện đàn gà đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều hộ gia đình ở huyện Hà Trung nuôi gà thả vườn an toàn sinh học bước đầu cho hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đánh giá về ưu điểm của loại hình gà thả vườn an toàn sinh học, ông Nguyễn Hữu Tỉnh, phó trưởng trạm khuyến nông huyện, cho biết:

Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học mang lại nhiều lợi ích thiết thực, hiệu quả kinh tế cao bởi loại gà này chủ yếu ăn thức ăn tinh bột nên thịt gà ngon, giá bán luôn cao hơn gà nuôi nhốt.

Hơn nữa, việc sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót xử lý phân gà đã làm giảm mùi hôi, hạn chế việc ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho gà.

Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, tăng nhanh tổng đàn gia cầm, thời gian tới trạm khuyến nông huyện tiếp tục chuyển giao kiến thức khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi gà an toàn sinh học đến các hộ gia đình từ khâu chọn mua con giống đến việc áp dụng quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong quá trình nuôi...

Bên cạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, huyện cũng quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, để họ yên tâm sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo.


Related news

Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Friday. June 15th, 2012
Thoát Nghèo Nhờ Dê Thoát Nghèo Nhờ Dê

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Friday. June 15th, 2012
Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Saturday. June 16th, 2012
Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

Saturday. June 16th, 2012
Giải Pháp Cải Tạo Chất Lượng Vùng Mận Tam Hoa Bắc Hà Giải Pháp Cải Tạo Chất Lượng Vùng Mận Tam Hoa Bắc Hà

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có

Saturday. June 16th, 2012