Nuôi Gà Siêu Trứng, Thu 1 Vạn Quả Mỗi Ngày
Với trang trại nuôi gà siêu trứng hơn 10.000 con, mỗi năm chị Nguyễn Thanh (xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) thu 500 triệu đồng, và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trong xã.
Khi chúng tôi đến thăm trang trại của chị Thanh cũng là lúc một thương lái ở Hưng Yên đánh ô tô tải đến mua trứng gà với đơn đặt hàng gần 3 vạn quả. Thấy khách đến chơi, chị vào nhà. Vừa pha trà mời khách, chị vừa nhẩm tính: “Mỗi sáng mới mở mắt, trang trại của tôi cho ra lò khoảng 1 vạn quả trứng. Tính ra, mỗi tháng tiền bán trứng gà gần trăm triệu đồng, trừ chi phí lời 20 triệu đồng”.
Chị Thanh kể, trước khi đến với nghề nuôi gà đẻ trứng, chị bán hàng tạp hóa. Làm vài năm, tích cóp được số vốn kha khá, chị đến các trang trại chăn nuôi nổi tiếng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình để tham quan, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi. Chị thấy nuôi gà siêu đẻ trứng theo hướng công nghiệp của một trang trại ở Hà Nội là phù hợp với điều kiện địa phương và quyết định dồn hết toàn số tiền tích cóp xây dựng trang trại nuôi gà siêu đẻ trứng. Các dãy nhà nuôi gà được làm khép kín, gà nuôi trong lồng bằng kẽm, không tiếp xúc với mặt đất để tránh các mầm gây bệnh dịch. Mùa hè có quạt mát, mùa đông có lò sưởi ấm.
Lứa đầu tiên, chị nuôi 10.000 con, mỗi ngày thu về khoảng 8.000 quả trứng. “Sau 10 ngày, toàn bộ nhà tôi đều ngập trong trứng gà. Hồi ấy, tôi phát hoảng vì trứng quá nhiều, thương lái không mua hết” - chị Thanh kể. Lúc đó, chị lại phải chạy khắp nơi tìm đầu ra cho trứng. Nhờ các mối kinh doanh cũ, chị đem trứng gà đến các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, nhà hàng… để giới thiệu. Ngay năm đầu tiên nuôi gà đẻ trứng, trừ mọi chi phí, chị thu lời hơn 200 triệu đồng. Thấy lợi nhuận cao, chị tiếp tục mở rộng trang trại, tăng số lượng đàn gà.
Đến nay, trang trại của chị thường xuyên có hơn 10.000 con gà. Mỗi ngày tôi thu khoảng 10.000 quả trứng. Riêng năm 2011, trừ hết chi phí lãi hơn 500 triệu đồng. Trang trại đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 6 lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Giá mía nguyên liệu dao động ở mức thấp dẫn đến việc thua lỗ kéo dài nên hàng loạt nông dân ở ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía. Dọc các vùng mía trọng điểm ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Long An… nhiều ruộng mía biến thành những ao nuôi tôm, lên bờ trồng cây ăn trái, rau màu… Trước thực trạng cây mía đang bị hắt hủi, các nhà máy lo lắng thiếu nguyên liệu hoạt động trong thời gian tới.
Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 22 tỉnh. Ngày 4/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã có phiên họp thường kỳ. Theo đó, các đoàn công tác của Cục Thú y sẽ tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.
Bộ NN&PTNT vừa có công điện yêu cầu các địa phương sớm hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận và công khai địa chỉ cơ sở chăn nuôi an toàn, không có dịch. Từ đó, có biện pháp khuyến khích tiêu thụ gia cầm sạch từ các cơ sở này.
Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.
Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…