Nuôi Gà Siêu Trứng

Năm 2014, Trạm Khuyến nông TP Vinh (Nghệ An) đã chuyển giao thành công mô hình nuôi gà siêu trứng Ai Cập lai (AVGA) trên đệm lót sinh học.
Gà AVGA (gà lai có 3/4 máu Ai Cập và 1/4 máu VCN-G15), trứng có kích thước vừa phải, tỷ lệ lòng đỏ cao, đặc biệt màu sắc trứng (trắng) hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Sở KH-CN Nghệ An, Trạm Khuyến nông TP Vinh kết hợp với UBND xã Nghi Đức xây dựng mô hình trên gồm 2 hộ dân tham gia với quy mô 500 con. Các hộ được hỗ trợ 40% tiền mua gà giống, 40% tiền thức ăn, vắc xin, thuốc thú y.
Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.
Ngoài sản phẩm trứng, hộ nuôi còn bán gà thịt khi kết thúc khai thác trứng. Hiệu quả kinh tế của mô hình ước tính như sau: Sau 1 năm nuôi 1 con gà cho lãi thuần 176.660 đ, tỷ lệ sống đến xuất bán loại thải đạt 95%. Năng suất trứng gà AVGA đạt 230 quả/mái/năm.
Như vậy, tổng thu cho cả mô hình gồm 500 con (trong đó gà trống 50 con), chỉ tính 450 con (95% tỷ lệ nuôi sống) x 176.660 đ = 75.522.150 đ (lãi thuần).
Mô hình thành công nhờ đàn gà nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, xét nghiệm máu trước khi nhập chuồng và trong quá trình nuôi, gà được bổ sung các loại vitamin C, glueco vào thức ăn, theo định kỳ từ 1 - 2 tháng/lần.
Môi trường nuôi đảm bảo an toàn, phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình. Công tác tiêu độc, khử trùng bên ngoài chuồng trại luôn được thực hiện định kỳ từ 5 - 7 ngày/lần.
Đặc biệt trong quá trình hộ nuôi được sử dụng chế phẩm men BALASA N01: Cứ 1 kg chế phẩm trộn đều với 3 kg bột ngô với 1,2 lít nước ấm cho vào thùng và ủ trong 1 - 2 ngày, số lượng này dùng trên 50 m2 nền chuồng nuôi.
Ngoài ra, chủ hộ còn chia sẻ thêm, nuôi đệm lót sinh học thì các bệnh về đường hô hấp không thấy biểu hiện, gà tăng trọng nhanh, đồng đều cao, môi trường không còn mùi hôi thối.
Có thể bạn quan tâm
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.