Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng

Trong tháng 2-2015, ngư dân trong tỉnh Thanh Hóa tích cực ra khơi đánh bắt và thu hoạch thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, nên sản xuất thủy sản tăng cao so với cùng kỳ (CK). Giá trị sản xuất thủy sản tháng 2 ước đạt 98,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với CK.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 11,6 nghìn tấn, tăng 13% so với CK, trong đó, sản lượng nuôi trồng 4,5 nghìn tấn, tăng 42,6% so với CK, sản lượng khai thác ước đạt 7,1 nghìn tấn, tăng 1,3% so với CK. Tổng giá trị sản xuất thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 196,7 tỷ đồng, bằng 14,6% kế hoạch, tăng 10,4% so với CK; sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 23,2 nghìn tấn, bằng 16,5% kế hoạch và tăng 9,8% so với CK.
Để hoàn thành sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2015, hiện nay, các địa phương ven biển đang tiếp tục khuyến khích bà con ngư dân đầu tư phương tiện khai thác có công suất lớn, tiếp tục mở rộng ngư trường phù hợp với điều kiện, khả năng khai thác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Dân địa phương cho biết vùng này được gọi là “kho lim” của rừng Bãi Hà (Vĩnh Hà ngày nay). 20 năm trước rừng bị khai thác hết gỗ, những cây lim vừa bị đốn là lứa cây con vừa lớn lên. Ngay cạnh rừng lim mới bị đốn hạ, nhìn qua phía đông là một rừng keo với hàng chục hecta đã xanh tốt hơn 2 năm tuổi

Như NNVN đã phản ánh tình hình sâu đục trái cây có múi ở Kế Sách (Sóc Trăng). Tính đến đầu tháng 3/2012, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng có tới 1.600/1.653 ha bưởi bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.

Các loại cá ít chịu lạnh, khi thiệt độ xuống dưới 15 độ C cá bỏ ăn, ngủ đông, chịu rét kém, dễ bi chết hàng loạt khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C: rô phi, chim trắng, rô đồng, tra, ba sa, cá lóc, cá chuối, trê lai, ếch đồng, cua đinh...

Những năm gần đây, môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông được cảnh báo có nguy cơ bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát. Vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong các đầm, vịnh, vùng cửa sông đang trở nên cấp thiết, được các cấp, các ngành và ngư dân quan tâm

Cá tra, cá basa đã có ở Việt Nam từ trước năm 1975. Nhưng những năm 1980 - 1985 mới bắt đầu được thế giới biết đến khi có một công ty Úc qua Việt Nam tìm mua cá biển, cá thịt trắng và được giới thiệu cá basa.