Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 03/05/2012

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Vốn ham tìm tòi, học hỏi, vợ chồng chị Thôi đầu tư cải tạo và mở rộng khu chuồng nuôi heo thường trở thành khu chuồng trại nuôi nhím, heo rừng và chồn hương.

Chị Thôi kể, đầu năm 2007, chị mua 8 cặp nhím giống giá hơn 100 triệu đồng, trong đó có 2 cặp đã trưởng thành. Nhím cái 16 tháng tuổi bắt đầu đẻ con, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa thường đẻ 2 con. Nhím con 4 tháng tuổi hiện có giá 10 triệu đồng/cặp. Từ 2007 đến nay, vợ chồng chị đã bán hàng chục cặp, hiện đang có 19 cặp nhím bố mẹ.

Heo rừng được anh chị nuôi trong chuồng, kết hợp thả rông trên một đám đất rộng liền kề. Ban đầu, vợ chồng chị mua 2 đàn heo giống (gồm 2 heo mẹ, 16 heo con) và 1 heo đực giống. Heo rừng 6 tháng đẻ một lứa. Heo con 45 ngày tuổi được tách mẹ, nuôi riêng. Ba tháng tuổi, heo nặng 6-7kg, giá bán 1,5 triệu đồng/con.

Cùng với nhím, heo rừng, vợ chồng chị Thôi còn nuôi chồn hương. Theo chị Thôi, chồn hương mắn đẻ, mỗi lần đẻ tới 5-6 con. Hiện trên thị trường nguồn cung chưa đủ cầu. 6 tháng tuổi, chồn hương nặng khoảng 3kg, giá mỗi kg từ 1-1,3 triệu đồng.

Trong khu vườn rộng hơn 3.000m2, vợ chồng chị còn trồng nhiều loại rau quả để làm thức ăn cho các loài vật nuôi, có một hồ cá lớn để tăng thêm thu nhập và là nơi thả bèo làm thức ăn cho heo rừng.

Chị Thôi cho hay, nhím, heo rừng, chồn hương có sức đề kháng tốt, người nuôi không phải bận tâm về chuyện xử lý dịch bệnh; sản phẩm có thương lái đến tận nơi mua. Một điều hết sức quan trọng, khi nuôi các loài vật hoang dã là phải xin giấy phép của Chi cục Kiểm lâm và báo cáo với chính quyền địa phương. Khi bán sản phẩm cũng phải xin giấy phép vận chuyển để giao cho người mua.

“Mọi hồ sơ thủ tục, vợ chồng tôi đều được các cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng. Gia đình tôi luôn được các cơ quan thẩm quyền cùng chính quyền, đoàn thể địa phương động viên, tạo thuận lợi trong việc nuôi động vật hoang dã"- chị Thôi cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản đạt gần 17 tỷ USD Xuất khẩu nông sản đạt gần 17 tỷ USD

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

30/07/2015
Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đạm Cà Mau góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

30/07/2015
Nuôi lợn trên đệm lót sinh học Nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

30/07/2015
Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển Đức, Úc giúp Việt Nam bảo tồn hệ sinh thái ven biển

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

30/07/2015
Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

30/07/2015