Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao
Publish date: Thursday. May 3rd, 2012

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Vốn ham tìm tòi, học hỏi, vợ chồng chị Thôi đầu tư cải tạo và mở rộng khu chuồng nuôi heo thường trở thành khu chuồng trại nuôi nhím, heo rừng và chồn hương.

Chị Thôi kể, đầu năm 2007, chị mua 8 cặp nhím giống giá hơn 100 triệu đồng, trong đó có 2 cặp đã trưởng thành. Nhím cái 16 tháng tuổi bắt đầu đẻ con, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa thường đẻ 2 con. Nhím con 4 tháng tuổi hiện có giá 10 triệu đồng/cặp. Từ 2007 đến nay, vợ chồng chị đã bán hàng chục cặp, hiện đang có 19 cặp nhím bố mẹ.

Heo rừng được anh chị nuôi trong chuồng, kết hợp thả rông trên một đám đất rộng liền kề. Ban đầu, vợ chồng chị mua 2 đàn heo giống (gồm 2 heo mẹ, 16 heo con) và 1 heo đực giống. Heo rừng 6 tháng đẻ một lứa. Heo con 45 ngày tuổi được tách mẹ, nuôi riêng. Ba tháng tuổi, heo nặng 6-7kg, giá bán 1,5 triệu đồng/con.

Cùng với nhím, heo rừng, vợ chồng chị Thôi còn nuôi chồn hương. Theo chị Thôi, chồn hương mắn đẻ, mỗi lần đẻ tới 5-6 con. Hiện trên thị trường nguồn cung chưa đủ cầu. 6 tháng tuổi, chồn hương nặng khoảng 3kg, giá mỗi kg từ 1-1,3 triệu đồng.

Trong khu vườn rộng hơn 3.000m2, vợ chồng chị còn trồng nhiều loại rau quả để làm thức ăn cho các loài vật nuôi, có một hồ cá lớn để tăng thêm thu nhập và là nơi thả bèo làm thức ăn cho heo rừng.

Chị Thôi cho hay, nhím, heo rừng, chồn hương có sức đề kháng tốt, người nuôi không phải bận tâm về chuyện xử lý dịch bệnh; sản phẩm có thương lái đến tận nơi mua. Một điều hết sức quan trọng, khi nuôi các loài vật hoang dã là phải xin giấy phép của Chi cục Kiểm lâm và báo cáo với chính quyền địa phương. Khi bán sản phẩm cũng phải xin giấy phép vận chuyển để giao cho người mua.

“Mọi hồ sơ thủ tục, vợ chồng tôi đều được các cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng. Gia đình tôi luôn được các cơ quan thẩm quyền cùng chính quyền, đoàn thể địa phương động viên, tạo thuận lợi trong việc nuôi động vật hoang dã"- chị Thôi cho biết thêm.

Related news

Buồn vui nghề chăn nuôi Buồn vui nghề chăn nuôi

Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.

Tuesday. November 24th, 2015
Làm giàu từ nuôi rắn Làm giàu từ nuôi rắn

Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tuesday. November 24th, 2015
Thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững Thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững”.

Tuesday. November 24th, 2015
Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao

Nếu tận dụng tối đa các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.

Tuesday. November 24th, 2015
Khôi phục vị thế cây đậu nành Khôi phục vị thế cây đậu nành

Cùng với việc đưa các giống đậu nành chất lượng cao vào sản xuất, huyện Chư Jút, tỉnh Đắk Nông phối hợp với các doanh nghiệp, viện khoa học, trường đại học, trung tâm nghiên cứu… định hướng cho nông dân các giải pháp kỹ thuật về thâm canh, xen canh tăng năng suất.

Tuesday. November 24th, 2015