Nuôi Dông Dễ Bán

Dông là loài lớn nhanh, một năm đẻ 2 - 3 lần, mỗi lần đẻ 6 - 8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng là xuất chuồng.
Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.
Theo anh, dông thích sống ở vùng đất pha cát nên phải xây dựng chuồng trại xung quanh không để chúng thoát ra ngoài.
Để dông đạt tỷ lệ sống cao, đòi hỏi chọn con giống ban đầu khỏe mạnh, khoảng 20 - 30 con/kg, nguồn thức ăn ưa thích của dông là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, giá, lá khoai lang... Chỉ sau 4 - 5 tháng chăm sóc tốt, dông có thể xuất bán.
Dông là loài lớn nhanh, một năm đẻ 2 - 3 lần, mỗi lần đẻ 6 - 8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng là xuất chuồng.
Bình quân 1 tháng anh Chánh tuyển chọn xuất bán khoảng 20 - 25 kg dông trưởng thành cho các nhà hàng ở TP Cần Thơ và TP.HCM, với giá bán từ 350 - 400 ngàn đồng/kg. Tuy thị trường tiêu thụ rất lớn, lượng dông của anh Chánh không đủ đáp ứng cho khách hang.
Có thể bạn quan tâm

Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.
Những năm gần đây trên địa bàn TP.Cao Lãnh xuất hiện nhiều mô hình hay về phát triển nông nghiệp ở đô thị như: mô hình trồng hoa lan, trồng nấm bào ngư, trồng xoài theo hướng an toàn...
Quá trình khai thác những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh đồng hành cùng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Tháp Mười tiến đến đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng hoa học công nghệ, sản xuất an toàn.

Nhằm nâng cao nhận thức của hội viên nông dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng.