Nuôi Dông Dễ Bán
Dông là loài lớn nhanh, một năm đẻ 2 - 3 lần, mỗi lần đẻ 6 - 8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng là xuất chuồng.
Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.
Theo anh, dông thích sống ở vùng đất pha cát nên phải xây dựng chuồng trại xung quanh không để chúng thoát ra ngoài.
Để dông đạt tỷ lệ sống cao, đòi hỏi chọn con giống ban đầu khỏe mạnh, khoảng 20 - 30 con/kg, nguồn thức ăn ưa thích của dông là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, giá, lá khoai lang... Chỉ sau 4 - 5 tháng chăm sóc tốt, dông có thể xuất bán.
Dông là loài lớn nhanh, một năm đẻ 2 - 3 lần, mỗi lần đẻ 6 - 8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng là xuất chuồng.
Bình quân 1 tháng anh Chánh tuyển chọn xuất bán khoảng 20 - 25 kg dông trưởng thành cho các nhà hàng ở TP Cần Thơ và TP.HCM, với giá bán từ 350 - 400 ngàn đồng/kg. Tuy thị trường tiêu thụ rất lớn, lượng dông của anh Chánh không đủ đáp ứng cho khách hang.
Related news
Trong khi nhiều nông dân trồng điều trên địa bàn huyện Hàm Tân (Bình Thuận) lao đao bởi cây điều liên tục mất mùa, rớt giá trong nhiều năm qua, thì vườn điều của gia đình anh Phạm Hùng Dũng ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, cụ thể là mùa điều năm nay.
Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.
“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.
Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt”.