Nuôi dê lãi khá

Nuôi dê tại huyện miền núi tỉnh An Giang
Ông Nguyễn Văn Dương ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn nuôi hơn 20 con dê nhốt chuồng cho biết, nuôi dê ít tốn chi phí và tận dụng được nguồn thức ăn từ tự nhiên xung quanh, lại dễ nuôi, ít xảy ra dịch bệnh.
Trung bình 1 con dê cái đẻ một năm 2 lứa. Mỗi năm gia đình xuất bán từ 15 - 20 con. Sau 6 tháng nuôi, mỗi con đạt trọng lượng 25 - 30 kg, dê thương phẩm bán tại chuồng 90.000 - 110.000 đồng/kg, dê giống 150.000 - 180.000 đ/kg, cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 5 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Trần Văn Hiếu, thôn Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) đã rút ra một kinh nghiệm quý báu: “Với tiềm năng, thổ nhưỡng ở địa phương, muốn vươn lên khá giả cần phải có sự chuyển đổi trong cách thức làm kinh tế, đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường và tìm đầu ra thích hợp cho sản phẩm”. Chính ý chí ham học hỏi và quyết tâm làm giàu đã giúp anh Hiếu thành công với mô hình chăn nuôi vịt khép kín.

Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.