Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lâm Đồng Trước Ngưỡng Bội Thực Bò Sữa

Lâm Đồng Trước Ngưỡng Bội Thực Bò Sữa
Ngày đăng: 24/10/2014

Sự phát triển quá nóng nghề chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng trong vài năm trở lại đây đã khiến bò sữa ở địa phương này đang có nguy cơ “bội thực”.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, chưa bao giờ nghề chăn nuôi bò sữa tại địa phương lại bùng lên mạnh mẽ như hiện nay.

Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Sự phát triển quá nóng, vượt xa kế hoạch dự kiến đã khiến một số hộ chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương bắt đầu phải trả giá vì các công ty thu mua sữa tại địa phương chưa có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa.

Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn huyện Đơn Dương có 3 công ty thu mua sữa là Dalat milk, Vinamilk và Cô Gái Hà Lan. Hiện cả 3 doanh nghiệp này vẫn thu mua sữa với giá ổn định từ 12.000-14.000 đồng/lít, tùy vào chất lượng sữa.

Tuy nhiên, những gia đình chăn nuôi bò sữa phát sinh mới đã gặp không ít khó khăn đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân là hiện nay các công ty sữa chưa có nhu cầu ký thêm hợp đồng mới.

Để tiêu thụ được sản phẩm, những gia đình lần đầu tiên nuôi bò sữa này phải thông qua một gia đình khác có ký hợp đồng với công ty sữa để bán, trên danh nghĩa là sữa của gia đình đã được ký hợp đồng.

Một số gia đình khác đành phải đem sữa đi bán lẻ. Điều đáng nói, phần lớn những gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh này đều phải vay mượn tiền để mua bò giống. Hiện mỗi con bò chuẩn bị cho sữa có giá không dưới 80 triệu đồng.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn cho biết, sự phát triển ồ ạt bò sữa như hiện nay là điều đáng quan ngại. Ngoài việc khó khăn cho đầu ra vì các công ty thu mua sữa với số lượng có hạn, sự phát triển quá nóng đã khiến chất lượng con giống không đảm bảo. Trong khi đó, tại các xã Tu Tra, Ka Đơn, Ka Đô… của huyện Đơn Dương, số lượng bò sữa cũng đều tăng vượt mức kế hoạch đề ra.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện tỉnh này đang có gần 10.000 con bò sữa, phát triển vượt mức kế hoạch và tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng huyện Đơn Dương có đến gần 5.000 con. Những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa đã mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi, có hộ đạt đến doanh thu sữa tươi lên tới 80 triệu đồng/tháng. Đó là nguyên nhân khiến người dân Lâm Đồng đổ xô chăn nuôi bò sữa dẫn đến tình trạng vật nuôi này có dấu hiệu “bội thực” khi các doanh nghiệp không kịp thu mua hết lượng sữa.

Ông Huỳnh Ngọc Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đơn Dương cho biết: “Những năm qua, đúng là việc chăn nuôi bò sữa tại địa phương phát triển quá nóng. Hiện số lượng bò sữa của huyện đã bão hòa, nếu phát triển nữa chắc chắc sẽ gây bất lợi cho người chăn nuôi, vì số lượng sữa mà các doanh nghiệp thu mua là có hạn”.


Có thể bạn quan tâm

Trỗi dậy một vùng tiềm năng Trỗi dậy một vùng tiềm năng

Một vùng quê ven biển có phù sa màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi; con người cần cù, năng động, sáng tạo luôn mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất… đã tạo ra những bước đột phá bước đầu và đang vươn lên trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

04/08/2015
Ninh Bình hỗ trợ 120 nghìn con cá giống cho mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản Ninh Bình hỗ trợ 120 nghìn con cá giống cho mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

Ngày 31/7, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức thả giống hỗ trợ cho các hộ thực hiện Dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản năm 2015" tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

04/08/2015
Có thu nhập cao từ nuôi ốc hương trong đìa Có thu nhập cao từ nuôi ốc hương trong đìa

Đây là năm thứ hai liên tiếp, nhiều người nuôi ốc hương trong đìa ở các xã Xuân Phương, Xuân Cảnh (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thu tiền tỉ.

04/08/2015
Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 7 tấn/ha/vụ.

04/08/2015
Gỡ rối cho ngành cá tra Gỡ rối cho ngành cá tra

Tại hội nghị bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tổ chức ngày 30-7 ở TP Cần Thơ, TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra, cho rằng cá tra ban đầu chủ yếu được tiêu thụ nội địa nhưng kể từ những năm 2000 đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

04/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.