Nuôi Dế Đem Lại Thu Nhập Ổn Định

Ông Nguyễn Thành Sinh ở khu phố Trung Thắng, phường Bình Thắng (TX. Dĩ An - Bình Dương) thời gian qua được nhiều người dân ở khu phố biết đến vì có cách làm ăn mới mang lại hiệu quả cao. Ông là hội viên nông dân (ND) tiêu biểu tham gia tích cực các phong trào của hội ở địa phương và thành công trong việc thực hiện mô hình nuôi dế thương phẩm.
Sau khi tham gia chương trình triển khai mô hình nuôi dế do Phòng Kinh tế TX.Dĩ An và Hội ND phường Bình Thắng phối hợp tổ chức vào năm 2007, ông Sinh nhận thấy mô hình này khả thi, không quá phức tạp để thực hiện nên quyết định đến Củ Chi (TP.HC M) học hỏi kinh nghiệm nuôi dế thương phẩm.
Những ngày đầu khởi nghiệp vốn ít nên ông chỉ mua 6 ổ khoảng 500 con giống với giá 300.000 đồng, rồi chịu khó tìm tòi, học hỏi để có thêm kiến thức về mô hình này. Sau 3 năm nhân giống tăng số lượng, ông Sinh đem dế ra thị trường tiêu thụ. Với 80 thùng dế sinh sản và dế thương phẩm trên diện tích đất khoảng 50m2, mô hình nuôi dế cho gia đình ông thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng.
Theo kinh nghiệm nuôi dế của ông, giai đoạn quan trọng là lúc dế mọc cánh, lúc này chúng hay cắn nhau nên cần để giấy hoặc lá chuối khô trong thùng để chúng ẩn nấp. Thức ăn của dế chủ yếu là cám trộn ít với cỏ khô, rau mầm, xà lách và dùng vải thấm nước cho chúng uống nước.
Vòng đời của con dế từ lúc nở đến lúc xuất bán từ 40 - 45 ngày; dế sinh sản nuôi trong khoảng thời gian khoảng 60 ngày là bắt đầu đẻ, mỗi con dế đẻ khoảng 300 - 400 trứng. “Nuôi dế không đòi hỏi nhiều vốn, nhiều đất, chỉ cần nắm bắt được cách chăm sóc hợp lý là thành công. Thu nhập từ dế không lớn nhưng bảo đảm ổn định, giải quyết được lao động nhàn rỗi”, ông Sinh nói.
Ông Lê Tấn Thành, Chủ tịch Hội ND phường Bình Thắng cho biết: Với mô hình nuôi dế thành công của ông Sinh, hội sẽ tiếp tục tổ chức cho hội viên, ND tham quan để nhân rộng mô hình này, cũng như các mô hình khác như trồng nấm bào ngư, nuôi nhím, trồng hoa lan; đồng thời, kết hợp mở các lớp tập huấn chăm sóc cây cảnh và phối hợp trình diễn mô hình nuôi cá dĩa…
Có thể bạn quan tâm

Đa số các khách mời tại sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra thành phố Johannesburg (Nam Phi) ở đều đánh giá cao hương vị loại cá này.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014, trong 635,86 ha diện tích tôm, cua, cá nước lợ được thả nuôi có gần 13 vạn con tôm sú và tôm chân trắng.

Trước tình hình sản lượng cá ngừ đại dương bị suy giảm, nhiều ngư dân Phú Yên đang kết hợp đánh bắt nhiều loại hải sản trong cùng một chuyến biển để tạo hiệu quả kinh tế.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương này đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015, với tổng diện tích là 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của Hậu Giang đạt gần 150.000 tấn.

Xuất phát từ lợi ích kinh tế, nên trong thời gian gần đây một số hộ dân ở ấp An Phú A (xã Long An- Long Hồ - Vĩnh Long) nuôi một loại sâu mà chính họ cũng chẳng biết đó là sâu gì. Vậy thực tế loại sâu này là sâu gì, có lợi ích hay tác hại như thế nào?