Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế Đem Lại Thu Nhập Ổn Định

Nuôi Dế Đem Lại Thu Nhập Ổn Định
Publish date: Monday. July 22nd, 2013

Ông Nguyễn Thành Sinh ở khu phố Trung Thắng, phường Bình Thắng (TX. Dĩ An - Bình Dương) thời gian qua được nhiều người dân ở khu phố biết đến vì có cách làm ăn mới mang lại hiệu quả cao. Ông là hội viên nông dân (ND) tiêu biểu tham gia tích cực các phong trào của hội ở địa phương và thành công trong việc thực hiện mô hình nuôi dế thương phẩm.

Sau khi tham gia chương trình triển khai mô hình nuôi dế do Phòng Kinh tế TX.Dĩ An và Hội ND phường Bình Thắng phối hợp tổ chức vào năm 2007, ông Sinh nhận thấy mô hình này khả thi, không quá phức tạp để thực hiện nên quyết định đến Củ Chi (TP.HC M) học hỏi kinh nghiệm nuôi dế thương phẩm.

Những ngày đầu khởi nghiệp vốn ít nên ông chỉ mua 6 ổ khoảng 500 con giống với giá 300.000 đồng, rồi chịu khó tìm tòi, học hỏi để có thêm kiến thức về mô hình này. Sau 3 năm nhân giống tăng số lượng, ông Sinh đem dế ra thị trường tiêu thụ. Với 80 thùng dế sinh sản và dế thương phẩm trên diện tích đất khoảng 50m2, mô hình nuôi dế cho gia đình ông thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng.

Theo kinh nghiệm nuôi dế của ông, giai đoạn quan trọng là lúc dế mọc cánh, lúc này chúng hay cắn nhau nên cần để giấy hoặc lá chuối khô trong thùng để chúng ẩn nấp. Thức ăn của dế chủ yếu là cám trộn ít với cỏ khô, rau mầm, xà lách và dùng vải thấm nước cho chúng uống nước.

Vòng đời của con dế từ lúc nở đến lúc xuất bán từ 40 - 45 ngày; dế sinh sản nuôi trong khoảng thời gian khoảng 60 ngày là bắt đầu đẻ, mỗi con dế đẻ khoảng 300 - 400 trứng. “Nuôi dế không đòi hỏi nhiều vốn, nhiều đất, chỉ cần nắm bắt được cách chăm sóc hợp lý là thành công. Thu nhập từ dế không lớn nhưng bảo đảm ổn định, giải quyết được lao động nhàn rỗi”, ông Sinh nói.

Ông Lê Tấn Thành, Chủ tịch Hội ND phường Bình Thắng cho biết: Với mô hình nuôi dế thành công của ông Sinh, hội sẽ tiếp tục tổ chức cho hội viên, ND tham quan để nhân rộng mô hình này, cũng như các mô hình khác như trồng nấm bào ngư, nuôi nhím, trồng hoa lan; đồng thời, kết hợp mở các lớp tập huấn chăm sóc cây cảnh và phối hợp trình diễn mô hình nuôi cá dĩa…


Related news

Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết

Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.

Thursday. December 4th, 2014
Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

Wednesday. July 16th, 2014
Gian Nan Thử Sức Gian Nan Thử Sức

Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…

Wednesday. July 16th, 2014
Tiếp Cận Tiếp Cận "Chuỗi Sản Xuất" Để Nâng Hiệu Quả VietGAP Trong Thủy Sản

Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

Thursday. December 4th, 2014
Cà Phê Dính Bệnh “Chạm Là Rụng Quả” Cà Phê Dính Bệnh “Chạm Là Rụng Quả”

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

Wednesday. July 16th, 2014