Nuôi Cua Trong Rừng Ngập Mặn

Cua biển (Forskl) còn gọi là cua xanh, cua bể phân bố ở các nước chung quanh Việt Nam như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ... Cua ưa sống ở vùng biển nông, các cửa sông, eo vịnh, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ... Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
Cách nuôi cua trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt 600-650kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn:
Vùng nuôi: Có nước mặn thường xuyên, độ mặn 10-25%o, nhiệt độ thích hợp 25-30oC. Không có nguồn nước ô nhiễm, tránh bão lớn, lũ lụt, sự xói mòn.
Quây lưới, đăng: Đăng chắn theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m. Có cầu qua khu quây lưới để dễ dàng chăm sóc và cho ăn.
Chuẩn bị vùng nuôi: Rút cạn nước khi triều thấp nhất để diệt các địch hại của cua. Vùng nước không tháo cạn được thì dùng amonium sulfate 0,1kg/m2 và vôi sống (Ca0) 0,5kg/m2, cũng có thể dùng dễ cây ruốc cá có chứa rêtênon 0,5-2g/m3 nước để diệt các địch hại của cua.
Giống: Có đủ để thả cho 1 ha, mật độ thả: 5.000-10.000 con cỡ 30-40g/con hoặc chiều dài mai cua từ 5-10cm. Thả vào sáng sớm hay chiều mát khi nước triều lên.
Thức ăn: Băm cá tạp hay nội tạng ốc sên... cho cua ăn, lượng cho ăn hằng ngày bằng 6-10% trọng lượng cua. Cho ăn sáng, chiều.
Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới quây. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, độ mặn, nhiệt độ, độ pH khi nước triều thay đổi.
Thu hoạch: Nuôi sau ba tháng cua đạt cỡ 200g, thu hoạch bằng cách bắt tỉa (khi triều thấp) chọn những con cua béo, đủ cỡ. Thu vét có thể dùng cào lúc triều lên.
Có thể bạn quan tâm

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt từ 600 đến 650 kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn.

Giai đoạn này chỉ nên ương nuôi cua trong ao đất. Cua bột có hình thái giống cua trưởng thành. Cua thích sống ở đáy, (chất đáy cát pha bùn), hoặc bám vào các thực vật thủy sinh, cua bột có thể sống được ở nước độ mặn 15‰ và thấp hơn, ăn các động vật nhỏ và thức ăn chế biến, rong, tảo.

Nuôi cua con thành cua thịt có thể thực hiện trong ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp trong đầm nuôi tôm nước lợ, nuôi trên ruộng lúa với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Ao nuôi nên có từ 300-1.000m2, độ sâu 0,8-1,2m với bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt 1-1,5m và cao 1-1,5m (bờ cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5m). Xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước.