Nuôi Cua Trong Rừng Ngập Mặn

Cua biển (Forskl) còn gọi là cua xanh, cua bể phân bố ở các nước chung quanh Việt Nam như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ... Cua ưa sống ở vùng biển nông, các cửa sông, eo vịnh, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ... Khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
Cách nuôi cua trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều, năng suất đạt 600-650kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn:
Vùng nuôi: Có nước mặn thường xuyên, độ mặn 10-25%o, nhiệt độ thích hợp 25-30oC. Không có nguồn nước ô nhiễm, tránh bão lớn, lũ lụt, sự xói mòn.
Quây lưới, đăng: Đăng chắn theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m. Có cầu qua khu quây lưới để dễ dàng chăm sóc và cho ăn.
Chuẩn bị vùng nuôi: Rút cạn nước khi triều thấp nhất để diệt các địch hại của cua. Vùng nước không tháo cạn được thì dùng amonium sulfate 0,1kg/m2 và vôi sống (Ca0) 0,5kg/m2, cũng có thể dùng dễ cây ruốc cá có chứa rêtênon 0,5-2g/m3 nước để diệt các địch hại của cua.
Giống: Có đủ để thả cho 1 ha, mật độ thả: 5.000-10.000 con cỡ 30-40g/con hoặc chiều dài mai cua từ 5-10cm. Thả vào sáng sớm hay chiều mát khi nước triều lên.
Thức ăn: Băm cá tạp hay nội tạng ốc sên... cho cua ăn, lượng cho ăn hằng ngày bằng 6-10% trọng lượng cua. Cho ăn sáng, chiều.
Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới quây. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, độ mặn, nhiệt độ, độ pH khi nước triều thay đổi.
Thu hoạch: Nuôi sau ba tháng cua đạt cỡ 200g, thu hoạch bằng cách bắt tỉa (khi triều thấp) chọn những con cua béo, đủ cỡ. Thu vét có thể dùng cào lúc triều lên.
Related news

Cua đồng có tập tính sinh sống bò dưới đáy ao và đào hang chui rúc, có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa nên khâu quản lý phải cẩn trọng. Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá và cả thức ăn công nghiệp của cá.

Tận dụng những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên (ở Bến Tre) đã cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng.

Trong các năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của ốc bươu vàng và sâu bệnh hại cây trồng, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc BVTV ngày một nhiều hơn gây ô nhiễm môi trường nước, làm cho động vật thủy sinh ngày càng cạn kiệt.

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Con cua được xem là đối tượng nuôi xoá đói giảm nghèo của bà con ngư dân vùng biển.

Cua biển (Scylla serrata) là một loài thủy sản tiềm năng bởi sự tăng trưởng nhanh chóng, được ưa chuộng trên thị trường và giá trị kinh tế của nó. Tuy nhiên, việc nuôi cua biển đòi hỏi nguồn vốn đáng kể cho việc mua giống và nuôi thương phẩm.