Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Nuôi Cua Thương Phẩm

Nuôi Cua Thương Phẩm
Ngày đăng: 25/12/2010

Nuôi cua thương phẩm:

Nuôi cua con thành cua thịt có thể thực hiện trong ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp trong đầm nuôi tôm nước lợ, nuôi trên ruộng lúa với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Ao nuôi nên có từ 300-1.000m2, độ sâu 0,8-1,2m với bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt 1-1,5m và cao 1-1,5m (bờ cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5m). Xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước. Ao có cống cấp và thoát nước để bơm hay thoát nước cho ao và cũng có thể trồng cây giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua. trước khi nuôi cua 1-2 tuần, cần chuẩn bị ao nuôi như bón vôi 10-15kg/ha, sau đó lấy nước sạch.

Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 2-5 DL. Trong những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua, nhưng do sự biến động về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn... có thể ảnh hưởng xấu đến nuôi cua. Hiện thời nguồn giống nuôi phần lớn từ nguồn giống tự nhiên và thường phải vận chuyển rất xa. Do đó khi vận chuyển nên tránh gió lùa, nắng, mưa trực tiếp lên cua và thỉnh thoảng dùng nước biển tưới cho cua để giữ độ ẩm. Tuỳ vào kích cỡ cua và loại ao đầm nuôi, mật độ nuôi có khác nhau. Cua giống cỡ 50-100 con/kg, mật độ nuôi ao 3-4 con/m2, trong đầm ruộng 2-3 con/m2, thời gian nuôi 5-6 tháng. Cua con cỡ 20-35 con/kg nuôi trong ao 2-3 con/m2, đầm ruộng 1-2 con/m2, thời gian nuôi 3-4 tháng. Cua cỡ 10-12 con/kg nuôi trong ao 2-3 con/kg, đầm ruộng 1 con/m2, thời gian nuôi 2-2,5 tháng.

Thức ăn cho cua thịt đa dạng: Cá tạp, tôm, còng, nhuyễn thể, rau, ngũ cốc... Tỉ lệ cho ăn 5-10% trọng lượng cua và chia làm 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng, chiều mát và thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Hàng ngày thay nước khoảng 30-50% để giữ môi trường nuôi trong sạch. Cua đạt trọng lượng 200-300g/con là có thể thu hoạch. Thu hoạch cua có thể bằng cách đánh tỉa câu rập hay tháo cạn nước còn 30cm bắt bằng tay thu toàn bộ.

Nuôi cua ốp thành cua chắc:

Đây là hình thức nuôi cua sau khi lột xác còn mọng nước, vỏ mềm trở thành cua đầy thịt, rắn chắc hơn để đạt giá trị cao hơn. Mật độ nuôi 2-3 con/m2. Mùa vụ nuôi và chăm sóc như cua thịt. Sau khi nuôi 10-14 ngày có thể kiểm tra nếu thấy cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thì thu hoạch. Trong đó, cua đực dùng bán thịt còn cua cái có thể tiếp tục nuôi thành cua gạch, trọng lượng trong quá trình nuôi có thể tăng trọng lên 30-40%.

Nuôi cua gạch:

Mùa vụ nuôi có thể từ tháng 6-12 DL, nhưng tháng nuôi chính từ tháng 7 tới 9 DL hàng năm. Chỉ chọn cua cái giống có kích cỡ 200-400g/con, cua phải có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ. Dùng que ấn phần yếm xuống từ bên ngoài, nơi giáp yếm với mai cua, cua tốt sẽ có chấm màu vàng nhạt bên trong. Để cua gạch phát triển đồng loạt nên chọn cua giống đồng đều về chấm gạch. Mật độ nuôi trong ao rào đăng 3-5 con/m2 và 30-60kg/lồng khi nuôi trong lồng là 15-20 con/m3.

Thức ăn và tỉ lệ cho cua ăn cũng giống như cua thịt và không nên để cho cua đói, vì chúng dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với mật độ cao. Theo cách nuôi trên, 10-14 ngày sau khi nuôi từ cua chắc và chớm gạch hay 20-25 ngày khi nuôi từ cua ốp, cua bắt đầu có đầy gạch và phải kiểm tra hàng ngày. Khi khoảng 60-80% cua đều đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng

Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc, gắn bó với bà con nông dân của chúng ta từ xưa đến nay. Nuôi cua đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua sống hoang dã, rất ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi với mật độ cao hơn so với ngoài tự nhiên; cũng cần một số biện pháp kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.

28/08/2013
Kỹ Thuật Sản Xuất Cua Giống Kỹ Thuật Sản Xuất Cua Giống

Trại sản xuất cua giống nên xây dụng ở gần biển, có nguồn nước tốt, ở vùng đầm phá, rừng ngập măn ven biển có nhiều cua sinh sống, gân vùng nuôi cua, có điều kiện giao thông thuận lợi, có nguồn điện lưới quốc gia, an ninh tốt.

20/02/2013
Đặc Điểm Sinh Học Của Cua Biển Đặc Điểm Sinh Học Của Cua Biển

Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn, loài phân bố chủ yếu ở vùng biển nước ta là loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa). Hai loài nầy là một trong những loài cua biển có kích thước lớn.

20/02/2013
Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng Mô Hình Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng

Cua đồng có tập tính sinh sống bò dưới đáy ao và đào hang chui rúc, có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa nên khâu quản lý phải cẩn trọng. Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá và cả thức ăn công nghiệp của cá.

23/02/2014
Nuôi Cua Biển Trong Thùng Nhựa Nuôi Cua Biển Trong Thùng Nhựa

Tận dụng những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên (ở Bến Tre) đã cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng.

27/02/2014