Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Chọn giống cua đinh

Chọn giống cua đinh
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 26/10/2020

Hỏi: Tôi muốn nuôi cua đinh thì nên chọn con giống thế nào để đảm bảo chất lượng và tránh hao hụt?

(Trần Văn Giới, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang)

Trả lời:

Để có được cua đinh giống chất lượng cần chọn mua giống ở những cơ sở có uy tín. Cua đinh giống được chia làm 3 loại, loại 1 từ khi nở đến 2 tuần tuổi bán với giá 300.000 đồng/con, loại từ 1 – 2 tháng giá bán 500.000 đồng/con và loại 3 cua 3 – 4 tháng tuổi giá 600.000 đồng/con. Chọn con giống đồng đều, cỡ giống 150 – 200 g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường; còn con giống yếu cổ sẽ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Mật độ thả nuôi là 0,5 – 1 con/m2. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2 con/m2. Nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất để nuôi cua đinh là 26 – 300C. Tại ĐBSCL, thời tiết luôn ấm áp nên có thể thả nuôi quanh năm.

Hỏi: Cá rô đầu vuông nuôi được 2 tháng có hiện tượng xuất huyết, đầu và mắt cá sưng lồi ra, bụng trương sình. Xin hỏi cá bị bệnh gì và cách điều trị?

(Nguyễn Thái Tuấn, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)

Trả lời:

Theo mô tả, cá rô đầu vuông đang bị bệnh xuất huyết. Nguyên nhân là do vi khuẩn Aeromomas hydrophilla hoặc Edwardsiella Tarda gây ra. Bệnh thường xuất hiện do chế độ cho ăn không hợp lý, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và có thể do chất lượng của thức ăn đang sử dụng không tốt. Phòng bệnh này cần phải hạn chế thay nước và tránh thả cá giống lúc thời tiết giao mùa. Định kỳ bón khử trùng nơi cho ăn, điều chỉnh khẩu phần ăn, số lần cho ăn trong ngày sao cho phù hợp, duy trì chất lượng môi trường ao nuôi, định kỳ diệt khuẩn môi trường ao và đặc biệt là phải bổ sung các vitamine, acid amin và các khoáng chất cần thiết cho cá. Trị bệnh bằng cách khử trùng nước và đáy ao bằng cách bón vôi (CaO) với liều 2 kg/100 m3 (ngâm vôi vào nước, sau đó lấy nước trong tạt xuống ao) kết hợp rải muối hạt với liều 5 kg/100 m2 xuống đáy ao. Đặc biệt, phải cho cá dùng kháng sinh bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn cá (việc dùng kháng sinh có hiệu quả phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ tại phòng kiểm nghiệm bệnh thủy sản).


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cua xanh ghép tôm sú Nuôi cua xanh ghép tôm sú

Nuôi cua kết hợp với tôm sú là mô hình hiệu quả và an toàn hơn. Vì hình thức nuôi này giúp cải thiện đáng kể môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí

08/08/2020
Kỹ thuật nuôi cua đinh thương phẩm Kỹ thuật nuôi cua đinh thương phẩm

Cua đinh là đối tượng dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp, thịt ngon, ngọt nên rất được ưa chuộng. Hiện đang là loài thủy sản giúp nhiều người dân vươn lên làm giàu

09/09/2020
Nuôi cua biển sử dụng thức ăn công nghiệp tại Hà Tĩnh Nuôi cua biển sử dụng thức ăn công nghiệp tại Hà Tĩnh

Triển khai mô hình nuôi cua sử dụng thức ăn công nghiệp, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

21/10/2020